Ông Lê Mạnh Hà: Địa phương luôn đi trước Trung ương trong ứng dụng CNTT_tỷ số inter milan
Sáng nay,ÔngLêMạnhHàĐịaphươngluônđitrướcTrungươngtrongứngdụtỷ số inter milan ngày 5/4/2017, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Văn phòng Chính phủ và UBND TP.Hà Nội, Sở TT&TT Hà Nội phối hợp cùng IDG Việt Nam tổ chức hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử 2017 với chủ đề “Phát triển Chính phủ điện tử trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Tầm nhìn & giải pháp công nghệ”.
Hội thảo có sự tham dự của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT Lê Mạnh Hà; Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng và Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Phó Trưởng ban chỉ đạo ứng dụng CNTT Thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý.
Trong phát biểu tại hội thảo, đề cập đến chủ đề của hội thảo quốc gia Chính phủ điện tử lần này, ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhận định, cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0) vẫn là CNTT và ở góc độ chính quyền thì tập trung xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử các cấp. “Đây là việc chúng ta đang làm trong thời gian qua và đã có những thay đổi mạnh”, ông Hà cho biết.
Với vai trò của đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ - cơ quan được Chính phủ giao chủ trì triển khai Nghị quyết 36a ngày 14/10/2014 về Chính phủ điện tử (Nghị quyết 36a), ông Lê Mạnh Hà cho biết, Nghị quyết 36a đã được triển khai sang năm thứ hai và đạt được những kết quả ban đầu khả quan.
“Các nhiệm vụ về xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 36a đã được làm tại nhiều bộ, ngành, địa phương và tạo ra những thay đổi quan trọng, có tính hệ thống hơn. Chúng ta đã có những hệ thống mang tính quốc gia như hệ thống hải quan, thuế, đăng ký doanh nghiệp và gần đây nhất chúng tôi đang triển khai hệ thống văn bản điện tử kết nối, liên thông xuyên suốt trên toàn quốc”, ông Hà nói.
Nhấn mạnh việc lần đầu tiên Việt Nam có hệ thống văn bản điện tử được kết nối, liên thông trong toàn quốc, ông Hà cũng cho biết, Văn phòng Chính phủ đã kết nối hệ thống quản lý văn bản với 26/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, Văn phòng Chính phủ đã hoàn thành việc liên thông hệ thống với TP.HCM. Dự kiến, thời gian tới sẽ tiếp tục liên thông văn bản điện tử với một số bộ, ngành, địa phương như Bộ VH-TT&DT, Thanh tra Chính phủ, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Long An.
Nhận định các tỉnh, thành phố luôn đi trước Trung ương trong việc ứng dụng CNTT và triển khai Chính phủ điện tử “cả trong thực tế, quyết tâm cũng như hiệu quả”, ông Hà nêu, một hệ thống nữa đang được Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai là công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Đến nay, đã có 63/63 tỉnh, thành phố và 19/30 bộ ngành công khai tiến độ giải quyết hồ sơ, cho biết số lượng hồ sơ đã được các bộ, ngành, địa phương xử lý đúng hạn đạt tỷ lệ bao nhiêu.
Ông Hà cho biết thêm: “Về phía Văn phòng Chính phủ, chúng tôi đã công khai trong nội bộ về tiến độ giải quyết hồ sơ, thông tin rõ bao nhiêu hồ sơ chậm, bao nhiêu hồ sơ đúng hạn của từng Vụ, Cục trong Văn phòng và thậm chí là của cả lãnh đạo Chính phủ. Tức là, cả Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đều công khai tiến độ giải quyết, xử lý hồ sơ”.
Riêng với việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, theo đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, năm 2016, lần đầu tiên Chính phủ ban hành danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 phải triển khai trong năm. Đến nay, các bộ, ngành đã thực hiện 73/83 dịch vụ công trực tuyến trong danh mục. Với các địa phương, đã có 32 địa phương triển khai 24/44 dịch vụ nêu trong danh mục; ngoài ra các địa phương cũng đã tự làm rất nhiều dịch vụ công trực tuyến cũng như các hệ thống thông tin theo nhu cầu phát triển và khả năng của địa phương mình.