Thanh niên Xung phong Bình Dương: Tiếp nối truyền thống anh hùng_bxh bd tbn 2

TheênXungphongBìnhDươngTiếpnốitruyềnthốnganhhùbxh bd tbn 2o lời Bác Hồ dạy, bằng mệnh lệnhtừ trái tim: “Nơi đâu chiến trường cần, thanh niên xung phong (TNXP) có mặt,nơi nào có giặc TNXP xuất quân”, hàng vạn TNXP, trong đó có lực lượng TNXP BìnhDương ngày đêm sát vai cùng bộ đội chiến đấu ở hầu hết các chiến trường với cácvai trò tải đạn, vận chuyển lương thực, cứu thương và tham gia chiến đấu. Ngàynay, lực lượng TNXP Bình Dương lại bắt tay vào lao động sản xuất, chung tayphát triển kinh tế - xã hội, xây dựng địa phương giàu đẹp, văn minh…  

Hội Cựu TNXP Bình Dương trao sổtiết kiệm cho các hội viên. Ảnh: C.SƠN

Quá khứ hào hùng

Đội TNXP Giải phóng miền Nam đầutiên là C100 gồm 108 đội viên được rút ra từ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) cáccơ quan dân chính Đảng, xuất quân ngày 20-4-1965 tại Tà Rồng đất đỏ, nay thuộchuyện Dầu Tiếng. Tiếp theo, các tỉnh đưa cán bộ, ĐVTN lên thành lập các độiTNXP như Đội 198 Thành Đồng, Đội 112 - Phú Lợi căm thù tỉnh Thủ Dầu Một…

Theo Hội Cựu TNXP tỉnh, trong thời gian tới hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh các phong trào cựu TNXP như “Nêu gương sáng làm theo lời dạy và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Cựu TNXP giúp nhau làm kinh tế giỏi”, gắn với các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “Xây dựng nông thôn mới” với chất lượng cao và bền vững; phối hợp với các ban ngành tổng kết vànhân rộng các gương điển hình; tổchức đăng ký, bình xét công khai, dân chủ, công bằng, chặt chẽ, khen thưởng kịp thời… Bên cạnh đó, hội cũng sẽ tập trung tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chủ trương chính sách của Trung ương Hội Cựu TNXP một cách sâu rộng đến các hội viên.

Theo lời Bác Hồ dạy, bằng mệnh lệnhtừ trái tim: “Nơi đâu chiến trường cần, TNXP có mặt, nơi nào có giặc TNXP xuấtquân”, hàng vạn TNXP, trong đó có lực lượng TNXP Bình Dương ngày đêm sát vaicùng bộ đội chiến đấu ở hầu hết các chiến trường với các vai trò tải đạn, vậnchuyển lương thực, cứu thương và tham gia chiến đấu. Đơn vị TNXP tỉnh Thủ Dầu Mộtđược thành lập ngày 1-12-1965 với trên 100 đội viên. Đây cũng là ngày một năm vềtrước, kẻ thù đã gây ra vụ thảm sát bằng cơm trộn thuốc độc tại nhà tù Phú Lợi.Vì vậy, đội mang tên Đội 112 - Phú Lợi căm thù. Sau khi thành lập, Đội 112 -Phú Lợi căm thù được phân công thuộc Sư đoàn 9, tham gia các trận đánh như PhướcLong, Đồng Xoài, Nhà Đỏ - Bông Trang, Bàu Bàng I, Bàu Bàng II, Lai Khê, LộcNinh, cầu Cần Đơn, cầu Cần Lê, sân bay Tắc Niết và cuộc càn Giôn-sơn-xi-ti… Đặcbiệt, Đội 112 - Phú Lợi căm thù, là nơi đã nuôi dưỡng và rèn luyện người nữanh hùng liệt sĩ Đoàn Thị Liên với câu nói nổi tiếng: “Thà hy sinh chứ không đểthương binh bị thương lần thứ hai”. Để hòa nhịp với cao trào chuẩn bị cho cuộctổng tấn công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân (1968), tỉnh Thủ Dầu Một thành lập Đạiđội TNXP lấy tên là đơn vị TNXP Đoàn Thị Liên, do đồng chí Trần Ngọc Hải, cán bộHội đồng cung cấp tiền phương làm đội trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Bình làmchính trị viên với gần 100 đội viên. Lễ ra mắt đội được tổ chức tại ấp 7, xãThanh An, huyện Dầu Tiếng vào đầu tháng 9-1967. Với nhiệm vụ được giao là phốihợp với bộphận hậu cần của Tỉnh đội, vận chuyển vũ khí, lương thực, phụcvụ thương binh và được trang bị vũ khí để phục vụ cho chiến đấu. Phát huy tấmgương hy sinh anh dũng của nữanh hùng Đoàn Thị Liên, đơn vị đã xuất sắc hoànthành nhiệm vụ, vận chuyển được nhiều tấn vũ khí phục vụ cho chiến dịch mùaxuân năm 1968 và đưa thương binh về hậu cứ an toàn. Bà Vũ Thanh Phương, Chủ tịchHội Cựu TNXP tỉnh cho biết: “Trong những tháng ngày ấy, chúng tôi chỉ mới mườitám đôi mươi nhưng nhiệt huyết cách mạng luôn sôi sục. Khó khăn, gian khổ, bomđạn không làm chúng tôi sờn lòng mà luôn hướng đến chiến thắng. Những chuyến xethồ tải đạn, lương thực được TNXP nhanh chóng đưa ra chiến trường vì mục đíchcao cả là hòa bình độc lập, thống nhất nước nhà…”.

Vươn lên trong thời bình

Đất nước thống nhất, lực lượngTNXP Bình Dương lại bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. CựuTNXP tại nhiều tỉnh, thành đã chọn Bình Dương là quê hương thứ 2, cùng ở lại đểxây dựng địa phương giàu đẹp. Hiện nay, Hội cựu TNXP Bình Dương có khoảng 600 hộiviên, phần lớn đều đang tham gia các công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể...Phát huy truyền thống của lực lượng TNXP, trong thời bình, các cựu TNXP BìnhDương hăng say lao động sản xuất, hỗ trợ nhau cùng phát triển kinh tế gia đình.Trong phong trào thi đua yêu nước, sản xuất, kinh doanh giỏi, các hội viên HộiCựu TNXP đã vượt lên mọi hoàn cảnh, phát huy được phẩm chất anh hùng. Các hộicơ sở đều đã lập quỹ hội, có nơi bình quân quỹ đạt từ 200.000 đồng/người đến700.000 đồng/người. Tổng số quỹ hội hiện nay đạt gần 300 triệu đồng, qua đógiúp những hội viên nghèo có nguồn vốn làm kinh tế gia đình, đẩy mạnh sản xuất,kinh doanh, lập trang trại...

Từ nguồn vốn hỗ trợ của quỹ, nhiềuhội viên đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Tiêu biểu như HộiCựu TNXP huyện Bàu Bàng có42 gia đình hội viên làm kinh tếgiỏi,thoát nghèo vươn lên làm giàu; Hội Cựu TNXP huyện Dầu Tiếng có23 giađình hội viên làm kinh tế, vươn lên giàu có… Điển hình như cựu TNXP PhạmThịThanh, hội viên Hội cựu TNXP huyện Bàu Bàng, một thương binh đi vào miềnNam theo diện kinh tếmới, lập nghiệp từhai bàn tay trắng, nhưng bằng nỗlực vượt khó, đến nay chị đãgây dựng được một trang trại khang trangvới 2 trại chăn nuôi gà, trồng sao su, các loại nông sản, thu muachếbiến mủ…, xây dựng được cơ ngơi khang trang với giátrịhàng tỷ đồng…Bên cạnh phát triển kinh tế, các cựu TNXP cũng là nhưng người tiên phong trongthực hiện các phong trào tại địa phương như xây dựng nông thôn mới, xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư, bảo vệ môi trường…

Tuy nhiên theo bà Vũ ThanhPhương, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những hội viên có cuộc sốngkhó khăn. Nhiều hội viên vẫn chưa nhận được các chính sách hỗ trợ do mất, thấtlạc các thông tin cá nhân. Trong thời gian tới, Hội Cựu TNXP tỉnh sẽ tiếp tụcnhân rộng các điển hình TNXP làm kinh tế giỏi cũng như đẩy mạnh mô hình “CựuTNXP làm kinh tế giỏi”, có thêm sự hỗ trợ để các hội viên có điều kiện tiếp tụcvươn lên trong cuộc sống, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

CAO SƠN