Theơnsảnphẩmkhuyếnmãiảođãbịhạbảng xếp hạng liga tây ban nhao Ban tổ chức (BTC) Ngày mua sắm trực tuyến - OnlineFriday 2016, Online Friday là sự kiện mua sắm lớn nhất năm đã qua kiểm duyệt của Bộ TT&TT về định vị “lớn nhất”. Chương trình này được Ban tổ chức kỳ vọng sẽ là một “con đường” dài hạn, không chỉ diễn ra vào một ngày 2/12 tới mà sẽ diễn ra theo kỳ, dự kiến 3 kỳ/năm vào 2017.
OnlineFriday 2016 có sự tham gia của 4 nhóm doanh nghiệp lớn gồm: nhà sản xuất, đơn vị bán lẻ, các đơn vị vận chuyển và các ngân hàng. Với sự hỗ trợ của các nhà sản xuất hoặc đơn vị bán lẻ, cùng các nhóm hỗ trợ (đơn vị vận chuyển và ngân hàng), đại diện BTC Online Friday 2016 khẳng định: “Chắc chắn chương trình năm nay sẽ tạo ra những deal tốt nhất đến người mua hàng - những người tham gia mua sắm nhận được gấp 2 lần ưu đãi. Đồng thời, OnlineFriday 2016 có thể giải quyết được vấn đề lệch cán cân thanh toán, năm 2015 chỉ có 4% người mua hàng thanh toán trực tuyến, 96% lựa chọn hình thức COD, điều này là một phần dẫn đến các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) cũng như đơn vị chuyển phát lợi nhuận sụt giảm. OnlineFriday 2016 được dự đoán sẽ tạo nên “Làn sóng mua sắm” mới”.
Thông tin thêm với báo chí về chương trình Online Friday 2016 vào chiều ngày 28/11, ông Lê Đức Anh, Trưởng Phòng Phát triển dịch vụ trực tuyến - Cục TMĐT và CNTT, đại diện Ban tổ chức cho biết, năm nay BTC đặt ra 3 tiêu chí được coi là “xương sống” của Online Friday 2016 và đây cũng là 3 điểm chính đã được nhóm triển khai bám sát trong suốt quá trình chuẩn bị từ tháng 4/2016 đến nay, đó là: tất cả các doanh nghiệp tham gia đều bán được hàng; người tiêu dùng mua được hàng với giá ưu đãi và tạo được dấu ấn cho ngành TMĐT Việt Nam.
Trong đó, với tiêu chí các doanh nghiệp tham gia Online Friday 2016 đều bán được hàng, ông Đức Anh nhấn mạnh: “Để có một sự kiện mua sắm thành công, nhất thiết phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của đông đảo doanh nghiệp, trong đó cần có sự tham gia của những doanh nghiệp lớn giữ vai trò dẫn dắt thị trường. Bên cạnh dó, nếu các doanh nghiệp không đưa các sản phẩm hot, sản phẩm chất lượng tham gia sự kiện thì cũng đồng nghĩa với việc sự kiện sẽ thất bại”.
Theo thống kê của BTC, tính đến thời điểm hiện tại, số đơn vị tham gia Online Friday 201 đã là 3.600, gồm 3.000 doanh nghiệp và 600 shop. Đáng chú ý, 50 doanh nghiệp thuộc Top doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam đều góp mặt tại Online Friday 2016, gồm các doanh nghiệp TMĐT như: Lazada, Sendo, Tiki, Hotdeal, Adayroi, Vật Giá, Chợ Điện tử… ; các doanh nghiệp vừa bán hàng online vừa có cửa hàng như: Thế Giới Di Động, Viễn thông A, Nguyễn Kim…; các nhà sản xuất như: Acer, Asus, HP, Microsoft… và các đơn vị hỗ trợ như đơn vị chuyển phát, ngân hàng.
“Đến thời điểm hiện tại, số lượng cũng như chất lượng của các doanh nghiệp tham gia Online Friday 2016 đã vượt xa những kết quả đạt được trong năm 2015. Hơn thế, các doanh nghiệp lớn góp mặt tại sự kiện mua sắm lớn năm nay cũng tham gia rất khác so với 2 năm trước. Nhiều doanh nghiệp lớn cho biết mang tới Online Friday 2016 số lượng sản phẩm rất lớn”, ông Đức Anh chia sẻ.
Theo số liệu từ hệ thống của BTC, tính đến chiều ngày 27/11/2016, đã có 280.000 sản phẩm được các doanh nghiệp đẩy lên. Năm nay, mô hình của BTC là mở cho các doanh nghiệp tự “up” sản phẩm của đơn vị mình; do đó từ nay đến trước thời điểm 0h ngày 2/12/2016, số lượng sản phẩm khuyến mãi trong Ngày mua sắm trực tuyến còn tiếp tục tăng.