“Thụy Điển là một đối tác quốc phòng hùng mạnh và có năng lực giúp bảo vệ các giá trị của NATO,ụyĐiểnkýthỏathuậnhợptácquânsựmởđườngđónbinhsĩMỹmonaco vs lorient và sẽ củng cố hơn nữa sức mạnh của liên minh quân sự sau khi hoàn tất quá trình gia nhập NATO. Tư cách thành viên của Thụy Điển sẽ tăng cường khả năng phòng thủ chung, và nâng cao khả năng ứng phó trước các thách thức an ninh ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương", hãng tin Reuters dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 5/12.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Pay Ryder cho biết Thỏa thuận hợp tác quân sự cho phép binh sĩ Mỹ hoạt động ở Thụy Điển, cũng như quy định các khu vực quân sự mà lính Mỹ sẽ có quyền tiếp cận, và bố trí trước thiết bị quân sự ở quốc gia Bắc Âu, cùng nhiều vấn đề khác.
“Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự hỗ trợ quân sự của Mỹ khi được yêu cầu. Đây là một thỏa thuận có tầm quan trọng lớn đối với những mục tiêu an ninh chung của cả 2 nước”, ông Ryder nhấn mạnh.
Bộ Quốc phòng Thụy Điển mô tả thỏa thuận mới là “bước đi quan trọng trong việc tăng cường hợp tác quân sự thực tế với Mỹ”.
“Thỏa thuận giúp tăng cường an ninh khu vực của cả Thụy Điển và các nước láng giềng bằng cách báo hiệu những cam kết và sự hiện diện thực sự của quân đội Mỹ”, Bộ Quốc phòng Thụy Điển cho hay.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson nói ông hy vọng việc nước này gia nhập NATO sẽ diễn ra "càng sớm càng tốt".
Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary vẫn là 2 nước thành viên NATO duy nhất từ chối để Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự.
Thụy Điển và Phần Lan cùng đệ đơn gia nhập NATO vào tháng 5/2022, sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ. Tuy nhiên, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng phản đối vì cho rằng 2 nước Bắc Âu chứa chấp nhiều đối tượng liên quan tới các nhóm vũ trang chống Ankara.
Vào tháng 4 năm nay, Phần Lan đã chính thức trở thành thành viên thứ 31 của NATO, song Thụy Điển vẫn đang chờ phê duyệt. Theo quy định, một nước chỉ được kết nạp vào liên minh NATO khi nhận được sự ủng hộ của tất cả các quốc gia thành viên.