Nghiện rượu 25 năm, bàn chân người đàn ông sùi to như súp lơ do gout_nhận định na uy

- Người đàn ông có tới 25 năm làm bạn với rượu bia,ệnrượunămbànchânngườiđànôngsùitonhưsúplơnhận định na uy hậu quả bàn chân bị biến dạng khớp nặng, sùi thành ụ lớn như súp lơ.

Nam bệnh nhân 47 tuổi chuyển đến BV ĐH Y Hà Nội giữa tuần qua trong tình trạng cơ thể suy kiệt, nằm liệt giường và đau đớn. Đặc biệt, các khớp bàn chân của bệnh nhân bị biến dạng nghiêm trọng, sần sùi, nổi u cục lớn.

BS Lưu Xuân Hào, người tiếp nhận ca bệnh nói trên chia sẻ, đây là biến chứng rất điển hình của bệnh nhân gout mạn, tuy nhiên trường hợp các khớp “mọc” sần sùi to như này rất hiếm gặp. 

{keywords}

{keywords}

Cận cảnh bàn tay bị biến dạng khớp 

 

Bệnh nhân được chẩn đoán suy thận - vô niệu/ gout mạn, biến dạng khớp nặng, nhiễm trùng hạt tophi, thiếu máu nặng, sức khoẻ suy kiệt.

Qua khai thác, bệnh nhân cho biết đã sử dụng rượu bia trên 25 năm, được chẩn đoán gout gần 20 năm nay.

“Nhìn người bệnh suy kiệt, nằm liệt giường và nhăn nhó vì đau đớn vừa thương, vừa sợ. Sợ vì biến chứng ghê rợn”, BS Hào chia sẻ.

{keywords}
Khớp gối, khớp ngón chân cũng sưng to trực chờ vỡ 


BS Hào cho biết, gout là một bệnh khớp vi tinh thể do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, đặc trưng là làm tăng acid uric trong máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức nào đó sẽ bị bão hoà ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng tinh thể monosodium urat tại các mô, khớp, thận, gây nên các triệu chứng của bệnh gout trên lâm sàng.

Viêm khớp do gout thường có triệu chứng sưng - nóng - đỏ - đau tại khớp viêm, có thể viêm ở 1 khớp hoặc nhiều khớp. Thường ở các khớp gót chân, mắt cá chân, gối, cổ tay, khuỷu tay, ngón tay...ít gặp ở khớp lớn. Toàn thân bệnh nhân thường sốt 38 - 38,5 độ C, mọc các hạt tophi, bệnh thận (do gout và sỏi tiết niệu)...

Nguyên nhân gây gout được xác định do tăng acid uric máu, trong đó liên quan rất chặt chẽ với nồng độ ure, creatinin máu, khối lượng của cơ thể, chiều cao, tuổi, huyết áp và đặc biệt là rượu bia. 

Bệnh gout thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, đặc biệt là ở những người béo, ưa uống rượu, ăn chế độ nhiều đạm. Ở các nước phát triển bệnh chiếm tỉ lệ từ 1- 2% dân số.

Có hai loại gout, trong đó gout nguyên phát có thể do di truyền, do thức ăn như ăn quá nhiều đạm, uống quá nhiều bia rượu. Trong bia chứa nhiều purin, rượu làm đẩy nhanh chu chuyển adenosine triphosphate (ATP) dẫn đến tăng sản sinh ra acid uric.

Loại thứ hai là gout thứ phát, do suy thận dẫn đến giảm thải acid uric, sử dụng thuốc lợi tiểu. Ngoài ra các bệnh về máu, vảy nến, suy cận giáp, suy giáp, nhiễm khuẩn... cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh gout.

Qua trường hợp này, BS Hào mong tất cả người dân chú ý dự phòng trong ăn uống để không bị gout: Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp; ăn giảm đạm, không quá 150g thịt/ngày, không ăn nhiều phủ tạng động vật, cá béo...

Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, trứng, sữa chua, hoa quả và uống nhiều nước trong ngày và cần tăng cường các hoạt động thể chất, khám sức khoẻ định kỳ.

Minh Anh

Người trẻ nên làm gì khi mắc bệnh gout?

Người trẻ nên làm gì khi mắc bệnh gout?

Khi được chẩn đoán mắc gout, người bệnh nên có thái độ bình tĩnh đối mặt, chấp nhận liệu trình điều trị lâu dài và có lối sống lành mạnh.