Huyện Bắc Tân Uyên: Bắt nhịp để phát triển_kết quả nauy
Kiện toàn tổ chức bộ máy
Ngay sau khi thành lập,ệnBắcTânUyênBắtnhịpđểpháttriểkết quả nauy huyện Bắc Tân Uyên đã nhanh chóng củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức theo đúng quy định, bảo đảm hệ thống chính trị hoạt động thông suốt và có hiệu quả. Sau khi bầu bổ sung đại biểu HĐND đủ số lượng, HĐND huyện đã tổ chức 2 kỳ họp bầu các chức danh của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Hội thẩm nhân dân và các chức danh của UBND huyện, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ KT-XH đến cuối năm 2014. UBND huyện cũng đang ổn định tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà nghị quyết HĐND huyện đã đề ra.
Sản xuất nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện Bắc Tân Uyên. Trong ảnh: Cam - một loại trái cây đặc sản của huyện được người tiêu dùng ưa chuộng
Về công tác quy hoạch cán bộ, đến nay Ban Thường vụ Huyện ủy đã tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch A2, xây dựng xong và đang tiến hành phê chuẩn quy hoạch A3 của các đơn vị trực thuộc Huyện ủy. Cùng với đó, chính quyền các cấp đã nhanh chóng ổn định, bảo đảm hoạt động hiệu quả từ huyện đến cơ sở, thực hiện tốt chương trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, nhằm tạo điều kiện thuận lợi giải quyết công việc cho người dân.
Ông Phạm Văn Lời, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bắc Tân Uyên, cho biết sau khi tách huyện, ngay từ những ngày đầu, Ban Thường vụ đã ra quyết định thành lập 35 cơ sở Đảng trực thuộc Huyện ủy với 10 Đảng bộ xã, 19 chi bộ khối cơ quan hành chính, 3 chi, Đảng bộ đơn vị sự nghiệp, 2 Đảng bộ lực lượng vũ trang và 1 chi bộ doanh nghiệp cổ phần. Trong thời gian tới, Huyện ủy sẽ tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ sở Đảng theo tinh thần Hướng dẫn 38 của Ban Tổ chức Trung ương, tiến tới thành lập thêm các tổ chức cơ sở Đảng thuộc khối Đảng, khối đoàn thể cũng như khối chính quyền; bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở.
Tập trung phát triển kinh tế
Huyện Bắc Tân Uyên có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là trồng cao su (28.000 ha). Bên cạnh đó, với vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, nguồn nước thuận lợi, một số địa bàn đang từng bước hình thành các vùng trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao, theo mô hình sản xuất hàng hóa (khoảng 2.000 ha), đặc biệt là dự án Khu nông nghiệp chất lượng cao với diện tích 90 ha trên địa bàn xã Hiếu Liêm. Theo ông Phạm Văn Lời, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bắc Tân Uyên, bên cạnh việc giữ vững diện tích cao su, huyện đang tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời tìm cách khai thác thế mạnh của vùng đất ven sông Đồng Nai với các loại cây đặc sản mang hiệu quả kinh tế cao như cây bưởi, cam, quýt…
Trên lĩnh vực công nghiệp, huyện đã hình thành 4 khu, cụm công nghiệp nhưng tỷ lệ lấp đầy còn thấp. Để thu hút đầu tư, huyện đang tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Bên cạnh đó, huyện sẽ kiến nghị tỉnh hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, tiếp thị giới thiệu hình ảnh Bắc Tân Uyên để kêu gọi đầu tư. Ngoài ra, với tiềm năng phát triển du lịch, huyện cũng đang có kế hoạch để phát huy lĩnh vực này. “Trên địa bàn hiện đã hình thành 4 dự án du lịch, trong đó 2 dự án đã đi vào hoạt động. Kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ, du lịch vườn sẽ là thế mạnh của Bắc Tân Uyên trong tương lai…”, ông Lời nói.
K.TUYẾN