Phụ huynh Hà Nội trái chiều quan điểm chuyện cho học sinh trở lại trường học trực tiếp_soi kèo liverpool vs west ham

Muốn con tiêm phòng rồi mới đi học

Khẳng định sẽ không cho con đến trường nếu như chưa được tiêm phòng đủ hai mũi,ụhuynhHàNộitráichiềuquanđiểmchuyệnchohọcsinhtrởlạitrườnghọctrựctiếsoi kèo liverpool vs west ham chị Trần Thị Hà (quận Hà Đông) cho biết dù rất mong con được đi học nhưng sự an toàn phải là trên hết.

“Là cha mẹ, tôi mong con tôi không vì đi học mà mắc bệnh. Tôi biết là con ở nhà chán, chúng tôi “canh” các con cũng chán, nhưng lỡ đi học mà trong trường, trong lớp có F0 thì lại đi cách ly hay sao. Hơn nữa, biến chủng Delta này lây lan mạnh, nhỡ con rước về còn lây cho cả nhà, cả hàng xóm…”.

{keywords}
Phụ huynh theo con đi tiêm vắc xin Covid-19 ở TP.HCM ngày 27/10 tại Củ Chi. Ảnh: Thanh Tùng

Cùng quan điểm với chị Hà, vợ chồng anh Dương Thế Nam cũng cho biết sẽ giữ con ở nhà cho tới khi thành phố tiêm xong cho lứa tuổi từ 12-17.

“Nhà tôi có một bé học lớp 7 thuộc diện tiêm chủng, nhưng còn một bé mới 2 tuổi và bà ngoại hơn 70. Bà có bệnh nền nên dù đã được tiêm rồi chúng tôi vẫn rất lo, bé nhỏ cũng cần phải giữ gìn. Vì vậy, tôi sẽ chờ đến lúc con tiêm đủ mũi mới cho đến trường” – anh Nam nói lý do chưa muốn vội cho con đi học của gia đình mình.

Đang phân vân giữa việc có hay không cho con đi nếu trường học mở cửa vào thời điểm này, chị Phạm Thanh Hằng (quận Hoàn Kiếm) cho rằng có lẽ mình nghiêng về phần ở nhà hơn.

“Con ở nhà lâu, học online nhiều nên tính tình thay đổi, mắt thì tăng độ. Bạn bè tôi cũng phàn nàn là con bây giờ lười ra ngoài, rủ đi với bố mẹ cũng không đi, nên tôi quả tình rất lo. Nhưng nếu cho đi học, chẳng may lại “dính”, như mấy tỉnh vừa qua cho đi học bây giờ phát hiện F0 trong trường ý, thì lại khổ bao nhiêu người”.

"Tôi mong con được đi học ngay"

Chị Lê Hồng Phương (quận Ba Đình, Hà Nội) là phụ huynh của một bé học lớp 7 và một bé học lớp 9. Chị ủng hộ cho con đến trường dù có thể chưa được tiêm phòng ngay.

“Gần đây tôi thường cho con đi cùng tới một số chỗ như siêu thị, nhà sách, cho sang vườn hoa chơi với mấy bé khác, tất nhiên là có sử dụng khẩu trang, và tôi thấy cũng ổn. Thống kê trên thế giới cho thấy tỉ lệ trẻ mắc Covid-19 không đáng kể. Một số bạn của tôi trong Sài Gòn gia đình mắc Covid thì dù các bé trong nhà cũng bị nhiễm bệnh nhưng rất nhẹ.

Mình là người lớn đây vừa hết giãn cách đã tóa ra khắp nơi gặp gỡ giao lưu bạn bè, thì trẻ con nó cũng có nhu cầu vậy, nhất là khi các con đã ở nhà còn lâu hơn cả người lớn” – chị chia sẻ.  

Theo chị Phương, Bộ GD-ĐT đã đề nghị về việc mở cửa trường ở vùng xanh, vùng vàng. Vì vậy, nếu muốn “chắc ăn”, thì vùng xanh cứ mở cửa trường trước. Có thể đan xen giữa học trực tiếp và trực tuyến, nhưng nên dần cho các con đến trường, nhất là các bé từ cuối cấp 2 đến cấp 3.

{keywords}
TP.HCM tiêm vắc xin Covid-19 cho học sinh từ ngày 27/10. Ảnh: Thanh Tùng

Anh Nguyễn Ngọc Anh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng tha thiết muốn “ủn” con khỏi bàn học online.

“Tôi mong cho đứa lớn đang học lớp 11 đi học ngay, và nếu được thì cả đứa nhỏ học lớp 6 cũng đến trường luôn. Tôi thấy nhiều cháu lập hội chat hoặc chơi game, xem Youtube… Mặt thì cắm vào màn hình đấy nhưng cô nói cứ nói, con toàn làm việc riêng. Chat thì nhanh nhưng không thiết nói chuyện với bố mẹ, cứ lì lì ra đấy, nên cần đến trường để các con còn có sự giao tiếp trực tiếp “người thật việc thật” – anh Ngọc Anh than thở.

Theo anh Ngọc Anh, với tỉ lệ trẻ tử vong trẻ em mắc Covid chỉ 0.00161%, ngày càng có nhiều loại thuốc chữa Covid hiệu quả, thì cứ cho các con đi học đồng thời với việc triển khai tiêm vắc xin chứ không cần đợi tiêm xong mới đi.

“Hơn nữa, hiện nay mọi người vẫn tranh luận nhiều về việc vắc xin liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của các con trong tương lai hay không, thì nếu bảo chờ thì sẽ chờ đến bao giờ?”.

Quan điểm trái ngược của hai chuyên gia y tế

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho rằng “Khi chưa có kế hoạch rõ về việc tiêm vắc xin thì vẫn nên duy trì việc học trực tuyến. Nơi học trực tuyến khó khăn, không thể học trực tuyến, vùng xanh thì nên đi học tại trường. Với cấp 3, chỉ sau khi tiêm xong thì mới nên mở cửa trường trở lại, cấp 2 tùy tình hình khi gia đình, số lượng được tiêm 60 - 70% thì mở cửa lại toàn bộ".

Theo ông Hiếu, lý do là để “đảm bảo tính thống nhất cho các cháu trong việc học tập ở từng giai đoạn nhất định… Không thể nào một trường học cứ mở cửa, có vài ca dương tính lại đóng lại thì sẽ không ổn định cho việc học tập của các cháu”.

Trong khi đó, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, lại cho rằng quan điểm nên tiêm phủ vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em rồi mới mở cửa trường học là không phù hợp.

Theo ông Phu, chưa nói đến nguồn cung vắc xin vẫn khan hiếm, ngay cả trong trường hợp có đủ vắc xin thì việc phải tiêm đủ 2 mũi để có kháng thể cũng mất nhiều thời gian. Và như thế, năm học sẽ bị kéo dài, ảnh hưởng đến học sinh, nhất là học sinh các lớp đầu cấp, cuối cấp.

Vì vậy, ông Phu đề xuất khi mở cửa trường, các lớp học nên tổ chức độc lập với nhau, tránh giao lưu giữa lớp nọ sang lớp kia. Trong trường hợp dịch xảy ra ở lớp nào thì chỉ đánh giá nguy cơ ở lớp đấy. Nếu các lớp khác không có yếu tố dịch tễ thì vẫn tổ chức dạy học bình thường.

23 tỉnh, thành đã cho học sinh đi học trực tiếp

23 tỉnh, thành đã cho học sinh đi học trực tiếp

Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo thống kê đơn vị tổ chức dạy học tại các địa phương trên cả nước tính đến ngày 25/10/2021.