BetwayBetway

Nam sinh viên nghèo nhất Trường ĐH Y Dược TP.HCM bây giờ ra sao?_kqbd daegu

Lê Thanh Truyền từng là nhân vật đặc biệt trong bài viết của VietNamNet cách đây 2 năm trước. Cậu gây ấn tượng khi dù có hoàn cảnh ngặt nghèo nhưng vẫn kiên quyết bám trụ trường y.

Hiện Lê Thanh Truyền đã tốt nghiệp ngành Bác sĩ Y học dự phòng - Trường ĐH Y Dược TP.HCM tháng 6 năm nay,ênnghèonhấtTrườngĐHYDượcTPHCMbâygiờkqbd daegu và đang là thực tập sinh tại Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM.

Ngoài ra, Truyền khởi nghiệp bằng một cửa hàng thời trang y tế, chuyên cung cấp áo blouse, khẩu trang, sách y khoa. Đây là đứa con tinh thần mà Truyền ấp ủ 6 năm đại học, với mong muốn mang lại nhiều giá trị tốt đẹp, hình ảnh chuyên nghiệp, sang trọng cho thầy cô, anh chị em bạn bè đồng nghiệp công tác trong ngành y tế.

Theo Truyền, để có được những kết quả bước đầu như hiện tại - dù chỉ là nhỏ bé so với những đàn anh, đàn chị - là cả một hành trình rất dài.

"Điều em tự hào nhất là luôn tự dặn mình: Không bao giờ bỏ cuộc hay dừng lại trên con đường tiến tới giấc mơ và khát vọng của bản thân. Em dặn mình điều này dù bước đi trên đường đời gặp nhiều khó khăn, mồ hôi, nước mắt và cả những giây phút đối diện với thực tại "tắt đèn" không tìm được lối ra, không biết ngày mai sẽ như thế nào mà đôi lúc em cũng không hiểu tại sao có thể vượt qua được" - Truyền chia sẻ. 

(Ảnh: FBNV)

Cách đây 6 năm, khi nhập học Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Lê Thanh Truyền là một trong những sinh viên có hoàn cảnh “điển hình” của trường.

Quê ở thôn An Trường, xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, khi Truyền hơn 1 tuổi, mẹ bỏ đi để lại cậu và em trai mới tròn 2 tháng. Khi Truyền lên 10, cha em bị bệnh nặng chỉ luẩn quẩn ở nhà. Đã vậy, em trai Truyền cũng mắc bệnh trầm cảm. Ở tuổi ăn, tuổi chơi, Truyền bỗng chốc trở thành lao động chính khi gánh cuộc sống của cả cha và em trên vai. Khi Truyền học lớp 11 thì cha qua đời. 

Gia sản người cha để lại cho hai anh em Truyền là một căn nhà lụp xụp, 1 sào ruộng chỉ có thể trồng lúa, con bò, con heo và mấy con gà. 

Thời gian đó, mỗi buổi sáng, Truyền dậy cho bò, gà, heo ăn, lo cho em rồi tới trường. Những khi rảnh, Truyền đi làm thuê.

Nhớ lại thời điểm ấy, Truyền bảo có lúc tuyệt vọng. Nhưng khi bình tâm lại, em không cho phép mình nhụt chí. Truyền vẫn nuôi mơ ước được đi học, phải vào đại học bởi chỉ có con đường này mới có thể lo cho mình và em trai.

Ước mơ làm bác sĩ từ ngày cha bị bệnh, cậu học sinh mồ côi càng cố gắng học. Năm thi để xét tuyển đại học, Truyền là một trong số ít học sinh của Trường THPT Đức Phổ đạt 24,25 điểm và trúng tuyển vào ngành Y học dự phòng của Trường ĐH Y Dược TP.HCM.

Vào TP.HCM nhập học, Truyền mang theo em trai và thuê một phòng trọ trên đường Lạc Long Quân (Quận Tân Bình). Truyền bước vào đời sinh viên, vừa học vừa đi làm thêm nuôi mình, nuôi em. Sự hỗ trợ từ người thân với Truyền là một ít lúa gạo từ mảnh vườn và 1 sào ruộng ở quê để lại cho anh họ canh tác. Bất cứ việc gì được thuê, từ gia sư, phụ nhà hàng tiệc cưới, bán quần áo đến chạy xe ôm…, Truyền đều nhận.

“Ngày ấy, có một nhóm anh chị trong trường bán áo blouse. Mỗi lần sinh viên đi thực tập đều phải mua áo nên em xin vào nhóm để đi giao hàng. Sau này khi đã quen biết nhiều thầy cô, em xin tham gia lấy mẫu nghiên cứu khoa học…” - Truyền kể.

Khác với nhiều sinh viên khác, những ngày nghỉ hè là lúc Truyền làm việc cật lực để kiếm tiền trang trải cuộc sống và tích lũy. Còn vào năm học, Truyền học thật quyết liệt để xin học bổng. Nhờ thành tích tốt, Truyền được học bổng của trường, của Thành Đoàn TP.HCM và một số tổ chức khác.

“Học bổng giúp em trang trải học phí và mua một số dụng cụ học tập. Nhà trường cũng có quỹ học bổng cho sinh viên nghèo có thành tích học tập tốt và những sinh viên học tập ưu tú nhất, mỗi học kỳ có 10% sinh viên được xét nhận” - Truyền cho biết. 

Không chỉ đi làm thêm, Truyền còn làm thủ tục vay ngân hàng theo tiêu chuẩn hộ nghèo, được 18 triệu đồng/năm. Riêng tài liệu học tập, ngoài những thứ bắt buộc phải mua thì Truyền tận dụng mượn bạn bè, nhà trường, các anh chị khóa trên. Truyền cũng làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên 5 tốt. Câu lạc bộ nhận sách cũ từ sinh viên khóa trước, là cơ hội để Truyền và những sinh viên nghèo tiếp cận.

(Ảnh: FBNV)

Trải qua 6 năm ở Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Truyền cho biết những ngày đi học dù lo lắng, khó khăn nhưng em không chùn bước. 

“So với bạn bè, chắc chắn em có nhiều mối lo nhất. Em lo nhưng cũng tìm hiểu kỹ các nguồn lực, ai có thể giúp mình và mình làm thể nào để trụ được với cuộc sống này. Nhiều anh chị đi trước khó khăn nhưng đã vượt qua là kinh nghiệm để em đi theo. Trường cũng tạo điều kiện khi không bắt đóng ngay học phí và chỉ yêu cầu đóng trong năm, thậm chí có thể xin nợ sang năm sau” – Truyền chia sẻ.

Ngày đi học không ít lúc Truyền rơi vào trường hợp rỗng túi. Đó là lúc đi làm thêm chưa được nhận lương, khi đau ốm hay phải về quê có việc. Những lúc này, Truyền xoay xở từ việc vay mượn bạn bè, trình bày hoàn cảnh khó khăn với nơi làm thêm, xin ứng trước.

“Em nghĩ sẽ có một cảnh cổng luôn mở ra với những bạn muốn học ngành y như em. Em tin mỗi bạn nếu có ước mơ, hoài bão đều có lối ra cho riêng mình” – Truyền đúc kết.

Khi dịch Covid-19 xảy ra, Truyền nhiệt huyết với công việc xã hội. Những tháng ngày TP.HCM gồng mình chống dịch, Truyền miệt mài với công tác thiện nguyện. Truyền đưa thuốc kháng virus tới tận nhà bệnh nhân, hướng dẫn cho họ cách sử dụng, điều trị, chăm sóc sức khoẻ và tinh thần giữa lúc dịch bệnh căng thẳng.

Giờ thì Lê Thanh Truyền đang đi trên con đường mình đã chọn – bác sĩ Y học dự phòng.

Trên trang cá nhân, truyền viết “Mình biết ơn ba mẹ đã sinh ra con, biết ơn em trai và những đứa em "kết nghĩa", biết ơn tất cả anh chị em,cô chú bạn bè và bất kì ai mình từng gặp gỡ, từng tiếp xúc, từng dang tay giúp đỡ và cưu mang mình, dù chỉ là một câu nhỏ bé động viên nhẹ nhàng, bữa cơm trưa, bó xôi hay vật chất lớn lao.

Sẽ không có một bác sĩ Truyền nào ngày hôm nay nếu không có sự giúp đỡ quí giá đó. Và con sẽ luôn khắc ghi trong trái tim mình.

Phía trước là mình hành trình còn rất dài nữa, mà ở đó, mình sẽ phải luôn phấn đấu rèn luyện mỗi ngày, trong chính cuộc sống và công việc, trách nhiệm với bản thân và nghề y mình đang có vinh dự được bước đi và nối tiếp thế hệ đàn anh, đàn chị và bậc tiền bối".

"Dù trong hoàn cảnh nào, Truyền hy vọng bản thân sẽ luôn giữ được thiện tâm và lời thề linh thiêng tại đại giảng đường của ĐH Y Dược TP.HCM trong suốt sự nghiệp của mình” - Truyền nhắc nhở bản thân.  

Cậu học trò trường chuyên có bố tâm thần, mẹ động kinh nay đã đỗ ĐH Y Hà Nội

Cậu học trò trường chuyên có bố tâm thần, mẹ động kinh nay đã đỗ ĐH Y Hà Nội

Phạm Văn Thông, cậu học trò trường chuyên Hưng Yên có hoàn cảnh đặc biệt ngày nào, nay đã trúng tuyển và đang học tại Trường ĐH Y Hà Nội.
赞(3512)
未经允许不得转载:>Betway » Nam sinh viên nghèo nhất Trường ĐH Y Dược TP.HCM bây giờ ra sao?_kqbd daegu