Bảo dưỡng vũ khí hạt nhân cần tỉ mỉ thế nào?_c1 đêm nay
作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-25 23:47:39 评论数:
Trong thập niên tới,ảodưỡngvũkhíhạtnhâncầntỉmỉthếnàc1 đêm nay Mỹ sẽ phải chi hơn 750 tỷ USD để kiểm tra gần như mọi bộ phận của hệ thống phòng thủ hạt nhân và thay thế những thứ đã tồn tại hơn 50 năm.
Phóng viên hãng AP đã được cấp quyền tiếp cận các phần chủ chốt của chuỗi cung ứng hạt nhân tối mật và được theo dõi các kỹ thuật viên, kỹ sư thực hiện công việc khó khăn: bảo dưỡng vũ khí hạt nhân lâu đời.
Đã 8 thập niên trôi qua kể từ khi một vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ cảnh báo hòa bình như vậy không thể kéo dài. Họ nói rằng Mỹ đã bước vào một kỷ nguyên đầy lo lắng với các mối đe dọa toàn cầu nên những vũ khí cũ cần được thay thế để đảm bảo chúng hoạt động được.
Theo hiệp ước, Mỹ hiện duy trì 1.550 đầu đạn hạt nhân và chính phủ của Tổng thống Joe Biden có kế hoạch hiện đại hóa tất cả. Kế hoạch này đã vấp phải sự chỉ trích của những người ủng hộ việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và các chuyên gia. Họ cho rằng kho vũ khí hiện tại, dù đã lâu đời nhưng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu của Mỹ và việc nâng cấp rất tốn kém.
Nghệ thuật tinh tế của việc bảo dưỡng vũ khí hạt nhân
Trong một căn phòng siêu vô trùng tại một nhà máy an toàn ở thành phố Kansas, các kỹ thuật viên của chính phủ tân trang lại các đầu đạn hạt nhân. Công việc của họ đòi hỏi sự chính xác: Mỗi đầu đạn có hàng nghìn lò xo, bánh răng và các điểm tiếp xúc bằng đồng phải hoạt động ăn khớp với nhau để gây ra một vụ nổ hạt nhân.
Cách đó khoảng 1.300km ở New Mexico, các công nhân bên trong một căn hầm có tường thép cũng đang thực hiện một nhiệm vụ tinh tế không kém. Họ đeo máy theo dõi bức xạ, kính bảo hộ và 7 lớp găng tay để tập tạo hình lõi plutonium bằng tay.
Tại các căn cứ vũ khí hạt nhân trên khắp nước Mỹ, các quân nhân đang giữ cho các đầu đạn đã 50 năm tuổi hoạt động cho tới khi nó được thay thế. Chỉ cần một vết xước nhỏ trên đầu đạn hình nón đen bóng cũng có thể khiến quả bom bị chệch hướng.
Phần lõi của mỗi đầu đạn hạt nhân là một lõi plutonium rỗng hình cầu do các kỹ sư của phòng thí nghiệm thuộc Bộ Năng lượng tại Los Alamos, New Mexico chế tạo. Nhiều lõi được sử dụng từ những năm 1970 và 1980, do đó có nhiều vấn đề nảy sinh khi mà các nhà khoa học vẫn chưa nắm rõ quá trình lão hóa của plutonium.
Nguyên tử phóng xạ chủ chốt trong lõi plutonium có chu kỳ bán rã là 24.000 năm, như vậy, các vũ khí của Mỹ vẫn còn dùng được trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, sự phân rã của plutonium vẫn đủ để gây lo ngại vì nó có thể ảnh hưởng tới việc lõi plutonium phát nổ. Do Mỹ không tiến hành các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất kể từ những năm 1990 nên các nhà khoa học chỉ có thể dựa vào các dữ liệu thí nghiệm cách đây 2 thập niên và mô phỏng trên máy tính để đưa ra các phán đoán. Sự không chắc chắn này đã đặt ra nhu cầu cần phải khởi động lại việc sản xuất các lõi plutonium. Tuy nhiên, Mỹ đã không còn sản xuất plutonium nhân tạo nên về cơ bản các lõi plutonium cũ sẽ được tân trang lại thành lõi mới.
Nhiệm vụ này diễn ra bên trong PF-4, một tòa nhà tối mật ở Los Alamos, nơi được bảo vệ chặt chẽ, có cửa thép nặng và máy theo dõi bức xạ. Bên trong tòa nhà, các công nhân xử lý plutonium bằng găng tay thép, giúp họ không phải tiếp xúc với bức xạ chết người. Ở bước cuối cùng, một nhân viên duy nhất trong hầm sẽ lấy lõi plutonium gần như đã hoàn tất bằng cả hai tay và tạo nó thành hình dạng cuối cùng.
Trong 10 năm qua, các kỹ thuật viên đã thực hành trên các lõi plutonium thử nghiệm, vốn chưa sẵn sàng để lưu trữ. Mỹ có kế hoạch tái chế vũ khí đầu tiên vào năm tới và nhanh chóng tăng sản lượng hàng năm lên 80 lõi mới.
Bảo dưỡng đầu đạn
Bên trong một nhà máy cao 3 tầng, không có cửa sổ của Bộ Năng lượng ở thành phố Kansas, các công nhân khôi phục và thử nghiệm các bộ phận của đầu đạn. Bên trong mỗi đầu đạn có hàng nghìn bộ phận nhỏ, vì thế việc giữ cho đôi tay ổn định là điều then chốt. Đó là lý do tại sao các kỹ thuật viên phải trải qua quá trình đánh giá kỹ năng tháo lắp và lắp ráp đồng hồ đeo tay cơ khí.
Nhà máy này luôn bận rộn vì tất cả các đầu đạn cần được bảo trì thường xuyên. Nơi đây cũng đang nghiên cứu đầu đạn cho các máy bay ném bom tàng hình tương lai B-21, cùng lúc hỗ trợ cho Sentinel - một tên lửa đạn đạo liên lục địa mới và đầu đạn cho một loại tàu ngầm mới.
Để đáp ứng nhu cầu bảo trì lẫn hiện đại hóa, nhà máy này đã tuyển dụng rầm rộ. Nhà máy đã thuê 6.700 người, tăng 40% kể từ năm 2018 và đang có kế hoạch bổ sung thêm hàng trăm người. Phòng thí nghiệm Los Alamos cũng bổ sung thêm 4.000 nhân viên trong cùng khung thời gian trên.
Mỹ, Nga đổ lỗi cho nhau về việc kiểm soát vũ khí hạt nhânMỹ và Nga đổ lỗi cho nhau vì sự thiếu tiến bộ trong kiểm soát vũ khí hạt nhân sau khi Washington đưa ra một đề xuất và bị Moscow từ chối.