Một đời tảo tần
Cứ mỗi độ đông về rét mướt,ẹtôingườiđànbàmộtđờitầntảobìnhdịthủbang xep hang vo dich duc lại đến ngày giỗ mẹ kính yêu (8/11 Âm lịch).
Mẹ tôi, 1 phụ nữ nết na, thùy mị, công dung ngôn hạnh, SN 1941 tại vùng quê chiêm trũng, thôn Đại Đồng, xã Liên Hòa, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
Sau đó, ông bà ngoại chuyển cả nhà lên sinh sống ở Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Bố mẹ và mấy chị em tôi lúc còn nhỏ. |
Năm 1956, tuổi 15, mẹ trở thành 1 thiếu nữ duyên dáng, tinh khôi. Nhưng rồi vâng lời bố mẹ về cuộc hôn nhân sắp đặt, mẹ trở thành vợ của chàng trai 19 tuổi, đẹp nhất làng Đại Đồng (Phú Xuyên) khi ấy.
Từ việc chỉ quen với phố xá đông vui náo nhiệt, đèn điện rực sáng khắp nơi, hàng ngày đi học và vui chơi múa hát, về nhà ngồi học thêu do bố mình hướng dẫn, thì nay mẹ trở thành 1 cô gái thôn quê đích thực, làm dâu trong gia đình thuần nông.
Mẹ dần làm quen rồi thành thạo từ việc nhà như xay lúa, giã gạo, bế em đến việc đồng áng như cấy gặt, chăn trâu, cắt cỏ, tát nước, kéo vó tôm, mò cua, bắt ốc, …
Nhưng dù công việc vất vả, mưa nắng dãi dầu thế nào mẹ vẫn luôn vui vẻ hòa nhập, tận tụy, chăm chỉ vì bên cạnh mẹ luôn có người chồng hết lòng yêu thương, cùng gánh vác trách nhiệm.
Mẹ yêu chồng, yêu gia đình nhà chồng. Tính nết mẹ hiền hòa, thơm thảo nên mẹ được chồng, bố mẹ chồng, các em và họ hàng vô cùng ưng ý và yêu thương.
Thời gian cứ êm đềm trôi đi như thế, nhưng trong thẳm sâu tâm hồn người vợ trẻ ở quê vẫn luôn đong đầy tình cảm nhớ thương bố mẹ và các em mình, lòng bồi hồi khi nhớ về những ký ức tươi đẹp của tuổi mới lớn chưa xa.
Thấy vợ mình vất vả việc nhà nông ở thôn quê và nỗi buồn xa bố mẹ, đầu năm 1958, bố xin phép ông bà nội cho 2 vợ chồng lên Thủ đô sinh sống cùng với bố mẹ vợ, đồng thời kiếm tìm 1 tương lai rộng mở hơn cho gia đình nhỏ của mình.
Sau 1 thời gian khảo sát, bố chọn nghề hớt tóc tại hè phố Ô Chợ Dừa. Với hình thức đẹp, nụ cười duyên khoe chiếc răng khểnh, lại khéo tay khéo nói nên bố rất đông khách. Còn mẹ thì làm công việc nhà và phụ giúp bà ngoại buôn bán nhỏ những mặt hàng thực phẩm như mớ rau, con cá, lạng tôm, cùng với các loại bánh trái, mua đầu chợ, bán cuối chợ. Từ những công việc ấy, 2 vợ chồng bước đầu cũng có 1 chút thu nhập nhưng chủ yếu vẫn phải dựa vào ông bà ngoại nuôi dưỡng.
Đến tháng 12/1958, khi tròn 17 tuổi, mẹ sinh con gái đầu lòng đặt tên Thanh Xuân để mong sao cuộc đời con gái sau này luôn gặp may mắn và tươi trẻ như mùa xuân.
Đầu năm 1959, bố nhập ngũ, trở thành anh bộ đội xa nhà. Nhưng đến năm 60, bố bị gãy xương bả vai trong khi đang làm nhiệm vụ nên quân đội cho bố xuất ngũ và được sắp xếp vào làm việc tại UBND quận Đống Đa. Tháng 11/1960, mẹ sinh con gái thứ 2 đặt tên Thu Lan, tên của 1 loài hoa quý.
Đến tháng 8/1963, mẹ sinh con trai út đặt tên Xuân Thanh, tên gọi thể hiện sự mạnh mẽ và kết nối với tên chị gái Thanh Xuân.
Khi các con lớn hơn 1 chút, mẹ đi học bổ túc văn hóa để có trình độ văn hóa cấp 3. Tốt nghiệp, bố xin cho mẹ vào làm cơ quan Nhà nước.
Nơi đầu tiên mẹ làm là xí nghiệp quản lý nhà, đi thu tiền thuê nhà của các gia đình. Một thời gian sau mẹ được điều động về phụ trách công tác tổ chức của Trường Đào tạo cô nuôi dạy trẻ, 1 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em Hà Nội.
Tiếp nối về sự nghiệp của bố, năm 1981, bố được phân công làm Trưởng phòng kiêm Đội trưởng quản lý thị trường. Từ năm 1997, bố giữ chức Chánh thanh tra Sở và Hội thẩm Tòa án nhân dân Hà Nội 2 nhiệm kỳ cho đến khi nghỉ hưu.
Ảnh mẹ lúc 41 tuổi |
Cả quá trình công tác của bố và mẹ trong những năm đầu sự nghiệp như thế nhưng với đồng lương ít ỏi, thời kỳ bao cấp muôn vàn khó khăn thiếu thốn, cuộc sống vẫn không đủ miếng cơm, manh áo, lại còn việc học hành của các con, nên không còn con đường nào khác là "phải tự cứu mình trước khi trời cứu". Vì vậy mẹ bắt tay vào việc làm thêm ngoài giờ.
Đầu tiên mẹ nuôi gà tây, nuôi thỏ để bán, rồi nhận may gia công, đan áo len thuê. Mẹ vừa đan vừa hướng dẫn 2 con gái cùng đan nhưng chỉ có Thu Lan là khéo tay và chăm chỉ giống mẹ, còn tôi thì vừa ngại vừa vụng nên đan rất chậm và xấu, mẹ gần như phải tháo ra đan lại mất nhiều thời gian. Cuối cùng mẹ không khiến tôi đan nữa (lúc đó tôi rất thích nhưng sau này khi đã làm mẹ, tôi thấy ân hận và thương mẹ mình vô cùng).
Rồi những công việc làm thêm ấy, thu nhập cũng chẳng được là bao. Không biết được ai giới thiệu, mẹ lại đi cất buôn bánh mì trực tiếp ở lò bánh rồi mang tận vào thị xã Hà Đông (tỉnh Hà tây cũ) giao cho các hàng bán lẻ. Việc phải đi xa như vậy là do những quy định lúc bấy giờ, CBCNV Nhà nước không được buôn bán, làm kinh tế tư nhân. Nếu bị phát hiện sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp.
Đến năm 1986, khi mẹ 45 tuổi, đủ tuổi nghỉ hưu non theo chế độ, mẹ làm thủ tục nghỉ hưu để tập trung thời gian vào công cuộc mưu sinh, lao động, dịch vụ kiếm đồng tiền được nhiều hơn, lo cho các con có cuộc sống tốt hơn.
Mẹ vẫn đi giao bánh mì, lại thêm bánh quẩy, bánh rán cho các hàng nước (3 chị em tôi, kể cả khi 2 chị em gái đã có gia đình riêng và em Thanh học ĐH Luật ở Liên Xô về cũng đi giao bánh phụ mẹ trong 1 thời gian dài). Rồi mẹ nghiên cứu thêm thị trường tiêu dùng, đi mua các loại quạt điện, các loại tủ lạnh (phổ biến nhất là loại xaratop) đã cũ hỏng về thuê thợ sửa chữa động cơ hoặc thay lốc, làm mới lại rồi đem bán với giá cao hơn.
Nhưng dù vất vả lao động kiếm tiền, lo toan cuộc sống vật chất và việc học hành của các con nhưng bố mẹ vẫn luôn chú trọng đến đời sống tinh thần, vui chơi giải trí, dành thời gian đưa các con đi thưởng thức các sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Hàng tuần cứ đến tối thứ 7, bố mẹ lại đưa chúng tôi đi xem, lúc thì vở kịch nói, vở chèo hay 1 vở cải lương, hoặc xem phim, xem múa rối, xem xiếc.
Mấy mẹ con lại có chung sở thích là cứ đến 10h mỗi tối, nghe chương trình Tiếng thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam và đặc biệt ngưỡng mộ giọng ngâm của nghệ sỹ Trần Thị Tuyết.
Sáng Chủ nhật, mẹ mua sắm đủ các loại bánh mì, bánh ngọt, pate, thịt hộp, hoa quả, nước uống để cả nhà đi chơi công viên Thống Nhất, vườn Bách Thảo, rồi đi thăm quan phố xá, Hồ Gươm, ăn kem Tràng tiền, đi thăm viện bảo tàng, sinh hoạt nhà văn hóa thiếu niên thành phố hoặc thăm ông bà ngoại, về quê thăm ông bà nội và họ hàng.
Cứ thế theo thời gian, bằng sự miệt mài lo toan, bươn chải kiếm từng đồng tiền của mẹ cùng với sự nghiệp phát triển của bố, cuộc sống gia đình dần ổn định và được cải thiện. Nhà tôi đã mua được ti vi đen trắng, xe đạp phượng hoàng, sắm thêm nội thất...
Năm 1992, bố lại được thành phố phân 1 mảnh đất chia lô ở ngõ 91 phố Nguyễn Chí Thanh, bố mẹ xây lên 3 tầng và chuyển về ở cho đến cuối đời.
Tình yêu của mẹ
Cả cuộc đời mẹ, tình yêu đối với bố là sự thủy chung, ngưỡng mộ và niềm tự hào. Bố đẹp trai, phong độ, tài ăn nói thu hút, hùng biện giỏi. Trong đầu bố đầy ắp những áng văn hay, những vần thơ đẹp, những câu tục ngữ ca dao ý nghĩa, những tích xưa chuyện cũ.
Bố là "fan" ruột của sách truyện lịch sử Việt Nam và lịch sử Trung Quốc, say mê đồ gốm sứ, đồ trang trí truyền thống, đặc biệt yêu thích cỏ cây hoa lá. Giọng hát bố truyền cảm, vũ đạo đẹp (bố đã từng giành giải Đôi giày vàng của 1 cuộc thi nhảy).
Bố lại công tác trong môi trường quản lý văn hóa nghệ thuật, xung quanh toàn giới văn nghệ sỹ với tâm hồn bay bổng, lãng mạn, bên cạnh luôn có những bóng hồng xinh đẹp (bố đã vài lần đưa các đoàn người đẹp Thủ đô sang nước bạn Trung Quốc thi hoa hậu).
Nhưng với mẹ và gia đình, bố chưa bao giờ vơi đi niềm tin, tình yêu và trách nhiệm. Bố càng say sưa công việc, mẹ càng ngưỡng mộ và ủng hộ, càng vun vén cửa nhà, chăm lo nuôi dạy con cái để bố yên tâm phát triển sự nghiệp.
Tôi nhớ mãi năm 1971, thời kỳ bố phụ trách công tác phát triển thư viện. Hàng tuần, Thư viện Hà Nội (ở phố Bà Triệu) tổ chức giới thiệu 1 cuốn sách hay và ý nghĩa hoặc tác phẩm văn học tiêu biểu phục vụ độc giả Thủ đô.
Vào 1 buổi tối như thế, bố đưa mấy mẹ con đến nghe bố giới thiệu cuốn sách nói về người anh hùng Nguyễn Hoàng Tôn (tôi không còn nhớ tên tác giả). Trong hội trường cả trăm người ngồi dưới lặng im phăng phắc nghe bố nói. Bố giới thiệu sách chính trị mà như đang diễn thuyết về 1 tác phẩm văn học nghệ thuật hấp dẫn.
Giọng nói ấm áp, truyền cảm; diễn đạt hùng biện nhưng vẫn dễ hiểu, phân tích nổi bật hình tượng nhân vật, làm dâng lên niềm tự hào và ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho độc giả, thỉnh thoảng hội trường lại vang lên những tràng pháo tay nồng nhiệt dành tặng bố.
Tôi quay sang nhìn mẹ, thấy mẹ lặng người nghe bố nói như nuốt từng lời, đôi mắt rưng rưng vì ngỡ ngàng và cảm phục người chồng thân yêu của mình, rồi mẹ nói với các con: mong sao sau này có con nào đi theo được nghề của bố. Nhưng rồi cuối cùng không có con nào theo cả.
Con gái lớn giữ 1 chức danh cấp vụ trong ngành Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ, con gái thứ thì theo nghề kế toán (nay đều đã nghỉ hưu), con trai út học luật quốc tế ở Liên Xô vẫn đang công tác và giữ 1 vị trí quan trọng trong ngành Hàng không. Khi bố mẹ còn sống đã rất hài lòng, yên tâm và hãnh diện vì sự nghiệp của các con mình.
Khi bố được nghỉ hưu, bố mẹ từng ngày, từng tháng, từng năm luôn trọn vẹn bên nhau, sống 1 cuộc sống bình dị và vui với hạnh phúc của từng gia đình nhỏ của các con.Vợ chồng em trai út luôn tận tụy chăm sóc bố mẹ, thường xuyên đưa bố mẹ đi thăm quan du lịch, nghỉ dưỡng ở nhiều nơi, tận hưởng niềm vui tuổi già.
Đến năm 2004, bố bị tai biến, mẹ lại cùng các con hết lòng chăm sóc, đưa bố đến những cơ sở điều trị tốt nhất để cứu chữa. Dần dần bố hồi phục được phần nhiều, vẫn yêu đời, lạc quan và sáng suốt như xưa. Rồi 2 ông bà hàng ngày lại đưa nhau ra công viên hồ Thành Công gần nhà để tập thể dục, phục hồi chức năng, hưởng không khí thiên nhiên, đón những tia nắng ban mai buổi sáng hay ngắm giọt nắng chiều nhẹ buông phía cuối hồ. Cùng nhau ôn lại chuyện ngày xưa, chuyện gia đình con cái, cháu chắt. Cao hứng ông lại xuất khẩu 1 vài câu thơ tặng bà, bà hiền hậu nhìn ông. Cả 1 quá khứ dài đằng đẵng bao năm chỉ còn lại niềm vui và sự bình yên.
Cả cuộc đời mẹ đã cùng với bố xây dựng một gia đình yên ấm, bình dị, cùng nhau nuôi dạy các con khôn lớn, khỏe mạnh, được học hành. Theo truyền thống gia đình hai bên nội ngoại, ông bà làm tấm gương cho bố mẹ, bố mẹ lại làm tấm gương để các con noi theo và giáo dục chúng con trở thành những người sống lương thiện, biết đùm bọc sẻ chia, có lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên, chân thành và trọn vẹn nghĩa tình.
Đối với gia đình 2 bên nội ngoại, mẹ là người con tuyệt vời, vô cùng hiếu thảo, tận tụy, hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ 2 bên. Mẹ được họ hàng, anh em, bạn bè vô cùng yêu quý và trân trọng.
Mẹ và con gái |
Năm 2010, mẹ lâm trọng bệnh 1 thời gian rồi ra đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho bố và chúng con, các cháu và gia đình. Trong giờ phút chia xa cuối cùng ấy, bố đã tiễn biệt mẹ bằng 1 bài thơ tự tay bố viết, trong đó có 4 câu đã nói lên tất cả cuộc đời và con người của mẹ:
Suốt đời nhường nhịn sẻ chia
Chồng con cháu chắt họ hàng gần xa
Nghĩa nhân lan tỏa mọi nhà
Ngàn năm thơm thảo vẹn toàn em ơi.
Đến năm 2012, bố thân yêu cũng đã rời xa chúng con để về với người vợ tào khang và ông bà tổ tiên.Thế là bố mẹ lại bên nhau sum họp nơi bồng lai tiên cảnh.
Bố mẹ tôi |
Giỗ mẹ năm nay, con gái đầu lòng của bố mẹ viết những dòng tâm huyết để ghi tạc công lao trời bể của bố mẹ. Cầu mong trên trời cao, bố mẹ nở nụ cười mãn nguyện và yên tâm về chị em chúng con.
Thanh Xuân
Đang ngủ, nghe tiếng gọi giật, tôi choàng tỉnh và nhìn thấy bố vợ tương lai đang tốc màn đứng ngay đầu giường, khuôn mặt lộ vẻ giận dữ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)