Cơ chế tính tiền đất tạo cơ hội tham nhũng_kèo nhà cái de

 人参与 | 时间:2025-01-13 10:02:22

-Hơn 10 tháng đầu năm,ơchếtínhtiềnđấttạocơhộithamnhũkèo nhà cái de riêng TP.HCM thu 10.529 tỷ đồng tiền sử dụng đất và 40 dự án còn nợ 1.889 tỷ đồng. Đây là khoản thu ngân sách rất lớn, nhưng cách tính tiền sử dụng đất đang tạo ra cơ chế “xin - cho”, tồn tại nhiều bất cập.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cách làm như hiện nay thì tiền sử dụng đất đang là "gánh nặng" của doanh nghiệp mà người tiêu dùng phải "gánh chịu" khi mua nhà; là "ẩn số", không minh bạch mà nhà đầu tư không thể tiên lượng trước khi quyết định đầu tư; và là môi trường tạo ra cơ chế "xin - cho" và ẩn chứa tiêu cực, do thủ tục hành chính và cơ chế vận hành rườm rà, không hợp lý.

{keywords}
Ảnh minh họa

Để thị trường bất động sản vận hành thực sự theo cơ chế thị trường thì về dài hạn phải thay đổi quan điểm về tiền sử dụng đất, cần coi đây là một sắc thuế như đề xuất của UBND TP.HCM, tại Báo cáo số 196/BC-UBND ngày 08/11/2013, đã trình Chính phủ, như sau: “Về lâu dài đề nghị nghiên cứu bỏ hẳn khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định, đề xuất khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất. Như vậy, vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin – cho. Hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn mà duy trì nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước”.

Tuy nhiên, yêu cầu thay đổi ngay lập tức là khó và cần phải có quá trình để tạo sự đồng thuận. Vấn đề cần giải quyết hiện nay là cải cách quy trình, thủ tục hành chính để việc xác định tiền sử dụng đất của doanh nghiệp được thực hiện minh bạch, nhanh chóng; kết quả xác định số tiền sử dụng đất hợp lý được doanh nghiệp tâm phục khẩu phục; và loại trừ được các yếu tố phát sinh tiêu cực.

HoREA cho rằng, thủ tục hành chính và quy trình thực hiện xác định tiền sử dụng đất, của dự án tại thành phố, có nhiều điểm phải cải cách trước mắt. Đơn cử, thành phần Hội đồng thẩm định giá đất thành phố hiện nay, không có đại diện của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất độc lập; hoặc chuyên gia về giá đất độc lập, thì không phù hợp với quy định tại khoản 2 điều 12 Thông tư liên tịch số 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22/06/2016 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường, yêu cầu phải có các thành viên này để đảm bảo có sự phản biện độc lập, giúp cho quá trình xem xét các phương pháp xác định giá đất và kết quả việc xác định giá đất dự án được khách quan và có tính thuyết phục cao.

Bên cạnh đó, hiện chưa có cơ chế để doanh nghiệp (người sử dụng đất) thể hiện ý kiến của mình trong quy trình xác định giá đất, kể cả việc xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, để được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp. Nhất là trong trường hợp doanh nghiệp không nhất trí với số tiền sử dụng đất phải nộp; hoặc Hội đồng thẩm định giá đất thành phố không chấp thuận hồ sơ xác định giá đất của doanh nghiệp.

Mặt khác, theo quy định thì ngân sách nhà nước chi trả chi phí xác định giá đất, nên Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức đấu thầu công khai qua mạng internet để lựa chọn đơn vị tư vấn có giá chào thầu thấp nhất được trúng thầu. Thậm chí có đơn vị tư vấn chỉ bỏ thầu vài trăm ngàn đồng để được trúng thầu, để sau đó được "độc quyền" thực hiện công tác xác định giá đất dự án, và doanh nghiệp phải rất "khổ sở" vì đơn vị tư vấn này. Đây là một yếu tố dẫn đến sự thiếu minh bạch, cơ chế "xin-cho" và tiêu cực, làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp, và Nhà nước, cần được chấn chỉnh.

Được biết, ngày 06/06/2016, lãnh đạo Thành phố đã làm việc với HoREA và đã giao cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm toàn bộ, về việc thực hiện quy trình xác định tiền sử dụng đất dự án, mà doanh nghiệp phải nộp. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có sự thay đổi trong thực tế để thực hiện chỉ đạo này.

Quốc Tuấn

顶: 25176踩: 6548