Bà Rana Flowers,ầntớiViệtNamsẽnhậnhơnliềuvắ8 đội vào tứ kết c1 2023 Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết, do chậm trễ trong sản xuất vắc xin Covid-19 được phân phối thông qua Covax nên việc giao hàng dự kiến đến tất cả các quốc gia bị chậm lại, số lượng phân phối vắc xin đợt đầu cũng giảm so với trước.
Tại Việt Nam, theo dự kiến vào ngày 25/3, Covax sẽ cung cấp 1,37 triệu liều vắc xin AstraZeneca, song theo kế hoạch điều chỉnh mới, Việt Nam chỉ nhận được 811.200 liều. Số lô vắc xin này sẽ về trong 3 tuần tới.
Dù vậy, Covax vẫn cam kết cung cấp đủ cho Việt Nam 4,176 triệu liều trong các đợt từ nay đến cuối tháng 5.
Theo bà Ranna, số lượng đợt đầu này ít hơn so với công bố trước đó do Covax tính toán lại, dựa trên tỉ lệ phân phối công bằng lượng vắc xin hiện có đến tất cả 92 quốc gia thành viên.
Ngoài ra, hiện nay các hãng dược mới đang ở giai đoạn đầu sản xuất vắc xin nên cần thời gian để mở rộng quy mô, tối ưu hoá quy trình sản xuất.
Theo dự kiến, trong năm nay, Việt Nam sẽ nhận được 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca, trong đó 30 triệu liều từ Covax, 30 triệu liều do Việt Nam đặt mua.
Tuy nhiên kế hoạch phân phối 60 triệu liều có thể bị đẩy lùi một phần sang năm 2022.
Ngoài AstraZeneca, ngày 23/3, Việt Nam tiếp tục phê duyệt khẩn cấp thêm vắc xin Sputnik của Nga để phục vụ nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19.
Với nguồn vắc xin trong nước, dự kiến cuối tháng 9 tới, Việt Nam sẽ hoàn tất thử nghiệm giai đoạn 3 vắc xin Nanocovax của công ty Nanogen. Khi đó Việt Nam có thể tự chủ được vắc xin Covid-19.
Thúy Hạnh
COVAX Facility là cơ chế "Tiếp cận toàn cầu với vắc xin ngừa Covid-19”. Cơ chế này được lập ra bởi WHO, Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng GAVI, UNICEFF, Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh CEPI và các nhà sản xuất vắc xin, các đối tác. COVAX được thiết lập nhằm đảm bảo cho các quốc gia được tiếp cận công bằng với vắc xin Covid-19. Hiện COVAX Có 92 thành viên. |
Sau AstraZeneca, Việt Nam phê duyệt thêm vắc xin Sputnik V của Nga phục vụ tiêm phòng Covid-19.