Mặc dù y học đã có nhiều cố gắng trong chẩn đoán cũng như điều trị nhưng tỷ lệ mắc và tử vong của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản vẫn tiếp tục gia tăng trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam.
Bộ Y tế phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Hội nghị Tổng kết Dự án Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,ăngngườimắcbệnhhiểmđườnghôhấleón – puebla hen phế quản giai đoạn (2011-2015) và triển khai Dự án giai đoạn 2016 - 2020 tại Hà Nội ngày 18/12/2015.
Tỉ lệ tử vong cao
Theo các chuyên gia y tế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng bệnh lý ở phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 trên thế giới hiện nay. Dự đoán đến năm 2020, phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới.
Một bệnh hô hấp nguy hiểm khác bên cạnh phổi tắc nghẽn mạn tính là hen phế quản. Đây là bệnh hô hấp mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở dẫn đến phù nề, co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy, tăng tính phản ứng phế quản. Bệnh có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của công nghiệp hóa, ô nhiễm môi trường và đô thị hóa.
Hen phế quản gây lãng phí khoảng 15 năm cuộc sống và khoảng 1% tổng gánh nặng bệnh tật. Chi phí cho điều trị bệnh hen phế quản bằng cả hai căn bệnh là lao và HIV/AIDS cộng lại. Tỷ lệ tử vong do hen hiện nay chỉ đứng sau ung thư.
Theo thống kê, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản là hai bệnh hô hấp phổ biến nhất với tỉ lệ tàn phế và tử vong cao trong các bệnh hô hấp hiện nay. Việt Nam là một nước có tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Những kết quả ban đầu trong nghiên cứu dịch tễ học ở Việt Nam cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,2% và tỉ lệ mắc hen phế quản là 4,1%.
Tăng cường phòng chống bệnh hô hấp nguy hiểm
Chương trình phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2012 - 2015 theo Quyết Định số 1208/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/9/2012.
Sau 5 năm thực hiện, dự án đã xây dựng được mạng lưới quản lý bệnh tại các tuyến cơ sở ở các tỉnh triển khai dự án; cải thiện đáng kể năng lực chẩn đoán, điều trị và dự phòng phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản của cán bộ y tế; nâng cao nhận thức của người dân trong việc chủ động phòng chống bệnh.
Cụ thể, dự án đã triển khai chương trình tại 45 tỉnh, thành trên cả nước. Triển khai mạng lưới quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản trên địa bàn các địa phương tham gia dự án với hạt nhân là 97 phòng quản lý đặt tại các bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh/thành phố, trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh.
Cùng với đó, tổ chức đào tạo 14 lớp giảng viên nguồn với 745 học viên bao gồm các bác sĩ thuộc các tỉnh/thành phố tham gia dự án và cả các tỉnh không thuộc khuôn khổ dự án; 420 lớp chẩn đoán và điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản tại các tỉnh với 21.286 học viên.
Nhân ngày Hen phế quản và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu, tổ chức khám sàng lọc được 154.449 người dân, phát hiện 6.491 trường hợp mắc phổi tắc nghẽn mạn tính và 5.215 trường hợp hen phế quản.
Hiện, dự án đã và đang triển khai phần mềm Quản lý phổi tắc nghẽn mạn tính và trang web của dự án (http://www.benhphoitacnghen.vn); thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin qua phần mềm Giám sát hoạt động của dự án. Triển khai các hoạt động truyền thông hưởng ứng các ngày phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản toàn cầu tại các địa phương…
Đồng thời dự án cũng duy trì đều đặn hoạt động của CLB bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản BV Bạch Mai (116 hội viên), Bắc Ninh (445 hội viên), Ninh Bình (325 hội viên), Lạng Sơn (118 hội viên), Bắc Giang (186 hội viên), Nghệ An (100), TP. HCM (100 hội viên), Bà Rịa - Vũng Tàu (200 hội viên)…
M.M
(责任编辑:Thể thao)