Như VietNamNet đã đưa tin,ịnhVănQuyếtnởrộNFTđặttheotêntỷphúViệlich thi dau cup y hồi tuần trước, dân mạng Việt từng xôn xao trước thông tin NFT hình tỷ phú Trịnh Văn Quyết được rao bán với giá gần 400 triệu đồng. Tổng số NFT liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết hiện đã lên đến con số gần 100 và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại.
Nữ đại gia Nguyễn Phương Hằng - hiện tượng mạng đang hot chỉ xếp sau ông Quyết về số lượng NFT có liên quan. Cụ thể, có tổng cộng 23 NFT liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng đang được rao bán.
Các NFT về bà Hằng có giá bán khá đa dạng, từ 0.01 Ethereum (800.000 đồng) cho đến 10 Ethereum (800 triệu đồng). Thậm chí, status của bà Nguyễn Phương Hằng cũng được biến thành NFT để cho vào bộ sưu tập.
Trào lưu lấy hình ảnh người nổi tiếng “đúc” thành NFT rồi rao bán chưa dừng lại ở đây. Không chỉ ông Trịnh Văn Quyết và bà Nguyễn Phương Hằng, NFT về các vị tỷ phú người Việt nổi tiếng khác cũng đang được rao bán công khai.
Ngoài các NFT được đặt tên theo tỷ phú Trịnh Văn Quyết, cũng có rất nhiều NFT được đặt tên theo nữ đại gia Nguyễn Phương Hằng.
Theo ghi nhận của VietNamNet, hiện có nhiều NFT liên quan đến các tỷ phú Việt đang được rao bán trên Opensea. Các NFT này nằm chung trong bộ sưu tập NFT có tên “Bitcoin Trillionaire Club (BTC) - It's Inevitable!” của tài khoản aka097.
Trong những nhân vật có hình ảnh được “đúc” thành NFT, có sự hiện diện của tỷ phú Trần Đình Long (Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát), ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank), ông Trần Bá Dương (Chủ tịch tập đoàn Trường Hải).
Ngoài ra, có cả NFT được đặt theo tên của bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Tổng Giám đốc Vietjet Air) và ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Masan).
Khác với giá bán trên trời của các NFT liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết và bà Nguyễn Phương Hằng, chủ tài khoản aka097 áp dụng mức giá chung cho các NFT do mình tạo ra là 0.01 Ethereum, tương đương chỉ 800.000 đồng.
Nở rộ các NFT sử dụng hình ảnh và được đặt theo tên tỷ phú Việt.
Thực tế, phần lớn các NFT này đều chỉ mới được rao bán và hiện chưa có người mua. Tuy nhiên, đây là trào lưu mới phản ánh niềm tin của người sở hữu NFT, đó là đến một thời điểm trong tương lai, sẽ có người mua lại NFT do họ tạo ra nhằm đầu cơ hoặc với mục đích sưu tập.
Trên thế giới, có không ít người đã đổi đời nhờ trào lưu NFT. Gần đây nhất là Ghozali, một chàng trai 22 tuổi, sống tại Central Java (Indonesia).
Trong 5 năm liền, Ghozali chỉ làm một việc đơn giản là chụp những bức ảnh selfie, đúc thành NFT rồi đặt trong bộ sưu tập Ghozali Everyday trên sàn giao dịch Opensea.
Hơn 900 bức ảnh selfie được thực hiện trong 5 năm liền đã giúp kiếm về cho Ghozalo 1,4 triệu USD.
Những bức ảnh này chụp lại khoảnh khắc mỗi ngày của Ghozali, hoàn toàn không có biểu cảm gì đặc biệt, cũng không có bất cứ điểm hấp dẫn hay tính nghệ thuật. Thế nhưng đến một ngày đẹp trời, cùng với cơn sốt NFT, nhiều người đã đổ xô mua các NFT trong bộ sưu tập của Ghozali và đẩy giá bán của chúng lên cao vút.
Theo thống kê của Opensea, tổng giá trị giao dịch các NFT trong bộ sưu tập Ghozali Everyday của chàng trai Indonesia đã lên tới 398 Ethereum, tương đương 1,4 triệu USD. Những câu chuyện như của Ghozali sau đó đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ ham mê theo đuổi các trào lưu mới nổi.
Trọng Đạt
NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
Từng được rao bán với giá vài trăm triệu, các NFT Trịnh Văn Quyết giờ đây xuất hiện ngày một nhiều hơn nhưng chẳng có mấy ai mua. Nếu phát sinh giao dịch, mức giá cũng rất thấp.