Trao đổi với phóng viên trong cuộc gặp gỡ vừa được tổ chức,ổngcụchảiquanứngdụngCNTTchuyểnđổisốlịch thi đấu các câu lạc bộ châu âu lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã có đánh giá, nhìn lại những thay đổi của ngành nhờ ứng dụng CNTT và chuyển đổi trong hoạt động theo phương thức hiện đại. Ông Nguyễn Dương Thái, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết: “10 năm qua mang tính bước ngoặt lịch sử của Hải quan Việt Nam khi chuyển mình từ phương thức quản lý thủ công, bán điện tử sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên quản lý rủi ro, thực hiện thủ tục hải quan điện tử, ứng dụng CNTT và sử dụng trang thiết bị hiện đại”. Tự động hóa nhiều thủ tục hải quan
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chia sẻ, năm 2014, lần đầu tiên Hải quan Việt Nam sử dụng hệ thống hải quan tự động (VNACCS/VCIS). Cho đến thời điểm hiện tại, tất cả các thủ tục hải quan cốt lõi hoàn toàn thực hiện bằng phương thức tự động thông qua thông quan tự động tại tất cả các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc với hơn 99% doanh nghiệp tham gia. Hệ thống này cũng xử lý hơn 99,6% tờ khai và thời gian tiếp nhận, xử lý, trả kết quả trong thời gian chỉ từ 1-3 giây. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, nhờ hệ thống thông quan tự động, thời gian thông quan những lô hàng xuất khẩu giàm 3 giờ, và giảm 6 giờ với lô hàng nhập khẩu. Với khoảng 11- 12 triệu tờ khai/năm, hệ thống thông quan điện tử đã giúp tiết kiệm khoảng 200 triệu USD. Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Hải quan, hiện đã có hơn 98% thuế, phí, lệ phí với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện bằng phương thức điện tử tiên tiến. Nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 là hình thức nộp tiền thuế và các khoản phải nộp khác qua ngân hàng thương mại phối hợp thu với Tổng cục Hải quan thông qua Cổng thanh toán điện tử Hải quan. Năm 2019, Tổng cục Hải quan tiếp tục xây dựng và triển khai đề án “Chương trình nộp thuế điện tử Doanh nghiệp nhờ thu”. Đề án được nâng cấp trên nền tảng Hệ thống nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục xuất nhập khẩu có số lượng lớn tờ khai phải nộp tiền thuế, có đủ năng lực tài chính. Hiện đã có 43 ngân hàng phối hợp thu với Tổng cục Hải quan, 29 ngân hàng triển khai kết nối 24/7, 6 ngân hàng triển khai chương trình doanh nghiệp nhờ thu. “Thời gian nộp thuế trước đây tính bằng giờ thì hiện tại chỉ tính chỉ bằng giây không kể thời gian khai báo”, ông Thái cho biết. Không chỉ phục vụ cho cơ quan Hải quan và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hệ thống thu thuế điện tử còn phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, chẳng hạn việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng cảng biển Hải Phòng qua Cổng thanh toán điện tử Hải quan 24/7 được triển khai đầu năm 2020 với 4 ngân hàng phối hợp thu. Cũng theo đại diện Tổng cục Hải quan, trong tương lai, hệ thống này sẽ phục vụ thanh toán bằng phương thức điện tử không chỉ giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước (B2G) mà còn cả thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp tham gia Cơ chế một cửa quốc gia. Đưa thêm dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Triển khai dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, góp phần tích cực vào công tác cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Kế hoạch triển khai Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chính thức triển khai Hệ thống DVCTT từ 2017. Đến nay gần 90% thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đã được cung cấp DVCTT mức độ 3,4, trong đó 100% các thủ tục cốt lõi của ngành Hải quan đã được cung cấp DVCTT ở mức độ 4. Hơn 98% số thủ tục hành chính của ngành Hải quan trong tổng số 192 thủ tục được thực hiện bằng phương thức điện tử. Theo dự kiến, Tổng cục Hải quan sẽ tích hợp 60 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2020 theo Danh mục dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2020 mà Bộ Tài chính vừa ban hành. Tổng cục Hải quan cũng là cơ quan chủ trì thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia. Báo cáo từ đơn vị này cho biết: tính đến ngày 30/5, có 13 Bộ, ngành tham gia kết nối; 198 thủ tục hành chính được đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia với tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia xấp xỉ 3,104 triệu bộ hồ sơ và trên 38,7 nghìn doanh nghiệp tham gia. Duy Vũ 60 dịch vụ công trực tuyến mức 4 lĩnh vực hải quan sẽ lên Cổng dịch vụ công quốc giaTheo dự kiến, Tổng cục Hải quan sẽ tích hợp 60 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2020. |