Bộ máy chủ lắp sẵn hay tự lắp ráp đều có những điểm mạnh và yếu riêng. Khi tự ráp một dàn máy chủ bạn sẽ có cơ hội lựa chọn và tuỳ chỉnh nhiều hơn để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Còn với dàn máy lắp sẵn,ọnserverđồngbộhaylắprápchophòvđqg uzbekistan bạn cũng được lựa chọn các phương thức phù hợp và một loạt lợi ích kèm theo như phần mềm, bảo hành và hỗ trợ trực tiếp từ nhà sản xuất. “Tuy nhiên, nếu chủ phòng máy ít hiểu biết về IT, chưa có kinh nghiệm lắp ráp server trước đây hay không có chuyên viên kỹ thuật tay nghề cao túc trực 24/7 thì nên chọn server đồng bộ, ráp sẵn từ các thương hiệu uy tín. Giá của server đồng bộ thường cao hơn lắp ráp khoảng 5-7 triệu, nhưng giá trị thực tế bạn nhận được sẽ cao hơn rất nhiều so với chênh lệch chi phí ban đầu bỏ ra”, ông Trần Chí Phong, Giám đốc kỹ thuật Intel Việt Nam, cho biết. Chọn server theo giá hay tổng chi phí? Theo phân tích của đại diện Intel, trong kinh doanh phòng game, điều đáng sợ nhất là hệ thống server trục trặc khiến các máy ngưng hoạt động. Giả sử phòng game có 40 máy với 4.000 đồng/giờ và thời gian hoạt động trung bình 8 giờ/ngày. Mỗi ngày server sập chỉ riêng tiền giờ chủ đầu tư phải thiệt là 1.280.000 đồng. Nếu tính thêm chi phí thuê nhân viên, mặt bằng, Internet thì tổng thiệt hại khoảng 2.150.000 đồng cho một ngày. Giả sử tỷ lệ sập là 3% và chu kỳ sống của phần cứng là 3 năm, tương đương 32 ngày ngưng hoạt động thì chủ phòng máy mất gần 70 triệu. Đó là chưa tính đến các khoản thất thu từ dịch vụ gia tăng, khách hàng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Một server đồng bộ như Intel LSVRP4304ES6XX1D với giá từ khoảng 23 triệu cho nhu cầu sử dụng 35-45 máy, được thiết kế tối ưu đảm bảo các linh kiện tương thích hoàn hảo, hệ thống vận hành trơn tru, ổn định sẽ giúp khách hàng “xua tan” nỗi lo thiệt hại nặng nề do sập server trong suốt thời gian sử dụng. Đây chính là bài toán đầu tư hiệu quả lâu dài và chuyên nghiệp mà ông Phong lưu ý đến khách hàng khi đầu tư phòng game, hãy nghĩ đến tổng chi phí thay vì giá sản phẩm ban đầu. |