欢迎来到Betway

Betway

Người về mang mùa xuân tới..._soi keo truc tuyen

时间:2025-01-26 03:18:19 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)

Bàn đá - nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc thời kỳ 1941-1945. Ảnh: HỒNG XIÊM

Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt

Trong những ngày cuối năm 2019,ườivềmangmùaxuântớsoi keo truc tuyen chúng tôi có dịp theo chân các đồng nghiệp Báo Cao Bằng đến với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để tìm hiểu về những ngày đầu khi Bác Hồ về nước. Khung cảnh non xanh, nước biếc của khu di tích đã làm chúng tôi không khỏi bồi hồi xúc động khi nghĩ đến những ngày tháng đầu tiên gian khó khi Bác Hồ sinh sống và hoạt động cách mạng tại nơi đây.

Sau khi nai nịt gọn gàng, chuẩn bị đầy đủ các thực phẩm cần thiết cho lộ trình trèo núi, chúng tôi đã sẵn sàng theo chân các đồng nghiệp Báo Cao Bằng để trèo lên cột mốc 108. Chúng tôi may mắn có chị Hồng Xiêm - phóng viên Báo Cao Bằng, đi cùng vì các đồng nghiệp khác của Báo Cao Bằng cho hay chị cũng có thể xem như là một hướng dẫn viên du lịch, vì bản thân chị cũng là người con của Pác Bó và có nhiều tác phẩm viết về khu di tích này.

Cột mốc 108 nằm trên núi cao cách chân núi chừng một cây số thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, một số đoạn việc di chuyển khá khó khăn. Vừa di chuyển theo các bậc đá lên núi, chị Hồng Xiêm vừa hướng dẫn cho chúng tôi những địa điểm gắn với các nhân vật, sự kiện gắn liền với thời gian đầu khi Bác Hồ vừa trở về nước: Nền nhà ông Lý Quốc Súng (dân tộc Tày) là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng (từ ngày 28-1 đến ngày 7-2-1941); hang Lũng Lạn, nơi Bác ở và làm việc trong khoảng cuối tháng 3-1941; hang Ngườm Vài, tại đây năm 1941, Bác trực tiếp dự, hướng dẫn và kết nạp Đảng cho đồng chí Nông Thị Trưng. Với giọng đầy xúc động, chị Hồng Xiêm nói: “Con đường chúng ta đi lên hôm nay trước đây chỉ là lối mòn, nay đã được gia cố lại nên việc di chuyển cũng không khó khăn như trước. Những ngày đầu khi mới về nước, Bác Hồ lúc đó đã 51 tuổi, người gầy ốm do bị sốt rừng nhưng vì yêu cầu bí mật công việc, Bác vẫn thường phải chống gậy di chuyển trên con đường trơn trượt này”.

Mất hơn 30 phút đồng hồ di chuyển, áo ướt đẫm mồ hôi chúng tôi đã chạm tay vào cột mốc 108. Chúng tôi không khỏi xúc động nhớ đến hình ảnh vị cha già dân tộc với bộ quần áo dân tộc Nùng giản dị từng dừng chân tại nơi đây năm nào. Chúng tôi như nghe văng vẳng bên tai những câu thơ của các nhà thơ ghi lại giây phút thiêng liêng khi người lần đầu tiên sau hành trình 30 năm không biết mệt mỏi đặt chân lên đất mẹ. Nhà thơ Chế Lan Viên đã diễn tả lại hình ảnh ấy bằng những câu thơ đầy xúc động: “Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”. Bác Hồ về nước vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào năm mới. Cảnh vật núi non được bao phủ bởi một màu xanh tươi bát ngát. Không khí tươi mới, rạo rực của mùa xuân đất mẹ đã làm cho Bác không khỏi bồi hồi xúc động. Bác về cũng là mang đến những mùa xuân vĩnh hằng cho đất nước, cho dân tộc. Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cả mênh mông đồi núi, đất trời như reo vui: “Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt/ Trắng rừng biên giới nở hoa mơ/ Bác về… im lặng. Con chim hót/ Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”. (Theo chân Bác của Tố Hữu).

Mang đến những mùa xuân

Bác Hồ chọn Pác Bó để về nước hoạt động và xây dựng căn cứ địa cách mạng không phải sự lựa chọn tình cờ, ngẫu nhiên, mà là có sự tính toán kỹ, vì điểm đứng chân hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa đối với sự phát triển về sau của cách mạng. Lúc đầu, Bác dự kiến về nước theo một hướng khác, nhưng qua nghiên cứu kỹ truyền thống lịch sử, phong trào cách mạng và địa thế của Cao Bằng, với tầm nhìn chiến lược của một vị lãnh tụ thiên tài, Bác nhận thấy Cao Bằng là nơi có nhiều yếu tố thuận lợi để xây dựng căn cứ địa cách mạng của cả nước. Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới, có đường biên giới với Trung Quốc dài hơn 333km, vừa có đường bộ, đường thủy sang Trung Quốc nên thuận lợi cho giao thông liên lạc; có các tuyến đường bộ đi xuống Lạng Sơn, Thái Nguyên… Địa thế Cao Bằng hiểm trở, ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa là địa bàn bọn thực dân Pháp khó kiểm soát. Từ Cao Bằng khi lực lượng cách mạng phát triển, cơ sở Việt Minh mở rộng có thể nhanh chóng “Đông tiến” xuống Lạng Sơn, “Nam tiến” xuống Thái Nguyên và “Tây tiến” sang Hà Giang, Tuyên Quang cũng như các tỉnh vùng trung du, đồng bằng Bắc bộ. Cao Bằng hội tụ đủ điều kiện trở thành một trong những bàn đạp chiến lược đầu tiên của thời kỳ khởi nghĩa vũ trang giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng góp phần đi đến quyết định của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là “Cao Bằng có phong trào tốt từ trước”, là nơi sinh sống của hàng chục vạn đồng bào các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh, Lô Lô, Hoa… Các dân tộc luôn đoàn kết gắn bó với nhau, một lòng theo Đảng, không ngừng đấu tranh chống thực dân, phong kiến. Từ tháng 10-1940, khi còn ở nước ngoài và đang trên đường trở về Tổ quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ”.

Sau một thời gian ở nhà ông Lý Quốc Súng, Người chọn hang Cốc Bó - một hang núi kín đáo ở thôn Pác Bó, xã Trường Hà làm nơi sống và làm việc. Tại Pác Bó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (bí danh Già Thu) đã trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Từ ngày 10 đến 19- 5-1941, Bác Hồ triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất mang tên Việt Nam Độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) “nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, tôn giáo và xu hướng chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”. Thông qua Chương trình Việt Minh gồm 6 phần do Nguyễn Ái Quốc chủ trì soạn thảo. Bầu Ban Chấp hành Trung ương, Ban Thường vụ, cử đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng. Ngày 6-6- 1941, Bác viết thư “Kính cáo đồng bào” bằng chữ Việt và Hán, ký tên là Nguyễn Ái Quốc, gửi toàn thể nhân dân, kêu gọi toàn dân đoàn kết, cứu nước là việc chung. Người chỉ đạo chọn một số thanh niên Cao Bằng đi học lớp vô tuyến điện ở Liễu Châu, Trung Quốc, mỗi học viên đều có một tên mới, lý lịch mới. Người sáng lập báo Việt Nam Độc lập, viết nhiều bài theo thể lục bát hoặc văn vần cho dễ nhớ, dể đọc, cổ vũ thanh niên học quân sự, ca ngợi “Dân cày”, đề cao phụ nữ, kêu gọi thiếu nhi, khuyên đồng bào đọc báo Việt Nam Độc lập, thống nhất hành động sẵn sàng cứu nước. Tháng 11-1941, Người chỉ đạo thành lập Đội vũ trang cách mạng đầu tiên ở Cao Bằng, viết cuốn “Cách đánh du kích” gồm 13 chương, soạn 10 điều kỷ luật và những nguyên tắc sinh hoạt của đội, làm tài liệu mở lớp chính trị - quân sự trực tiếp huấn luyện cho các đội viên. Không chỉ trực tiếp tham gia giảng bài tại các lớp học, Người còn biên soạn một số tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ, như: Lịch sử nước ta…

Sự kiện Người về nước sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước là một trong những cột mốc quan trọng trong giai đoạn đầu của tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, mở ra thời kỳ mới của quá trình giải phóng dân tộc. Người về trong mùa xuân, về để mang đến những mùa xuân hòa bình, vui tươi cho đất nước.

CAO SƠN

 

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: