Bà Lê Hoàng Uyên Vy,ĐầutưmạohiểmởViệtNamcóthểvượtmốctỷsoccer live bóng đá nhà sáng lập nhà sáng lập DO Ventures cho biết: Năm 2019 là năm có mức đầu tư kỷ lục ở Việt Nam với giá trị đầu tư gần 900 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2018. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu khiến đầu tư vào công nghệ tại Việt Nam chững lại trong năm 2020.
Thống kê từ DO Ventures cho thấy, tổng vốn đầu tư của cả năm 2020 đã giảm 48% so với năm 2019, trong khi số lượng thương vụ đầu tư chỉ giảm nhẹ 17%. Nhà sáng lập Do Ventures cho biết, giá trị của các khoản đầu tư lớn (Series C +) giảm tới gần ba lần, trong khi các khoản đầu tư giai đoạn đầu ghi nhận sự gia tăng cả về giá trị và số lượng trong 2020.
Nguồn vốn là 1 trong những yếu tố tác động mạnh tới doanh nghiệp khởi nghiệp |
Sự suy giảm diễn ra trong nửa đầu năm khi những bất ổn về tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế đang ở mức đỉnh điểm trên thị trường vốn Việt Nam. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư đã nhanh chóng quay trở lại vào nửa cuối năm với số lượng các thương vụ gần như tương đương với cùng kỳ năm 2019. Nhờ các biện pháp kiểm soát kịp thời của Chính phủ Việt Nam, thời gian giãn cách xã hội trong nước diễn ra ở mức tối thiểu và kinh tế sớm có điều kiện phục hồi.
Số lượng các khoản đầu tư giai đoạn đầu với giá trị dưới 500,000 USD tăng 11% vào năm 2020, trong đó có sự gia tăng cả về giá trị và số lượng đầu tư vào nửa cuối năm. Ngược lại, các khoản đầu tư giai đoạn sau giảm mạnh cả về giá trị và số lượng.
Các vòng gọi vốn tại Việt Nam |
Các khoản đầu tư có giá trị 10-50 triệu USD chứng kiến sự sụt giảm nhiều nhất lên đến 60% về số lượng thương vụ. Các khoản đầu tư trong khoảng 3-10 triệu USD theo sau với mức giảm 42%. Tuy nhiên, số lượng đầu tư trong khoảng này tăng gần gấp đôi vào nửa cuối năm. Đây là dấu hiệu lạc quan cho năm tới khi vắc xin Covid-19 được lưu hành rộng rãi và thị trường thế giới bắt đầu mở cửa trở lại.
Thanh toán và bán lẻ vẫn là hai lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất ở Việt Nam trong suốt ba năm qua. Bà Lê Hoàng Uyên Vy lý giải, đây là hai lĩnh vực tạo cơ sở hạ tầng cơ bản cho nền kinh tế Internet. Số vốn 564 triệu USD huy động được từ lĩnh vực thanh toán trong giai đoạn 2013-2020 thuộc về nhóm các công ty hàng đầu trong ngành.
Dịch vụ tài chính và bất động sản bắt đầu khởi sắc, trong đó lĩnh vực cho vay chiếm 86% nguồn vốn trong dịch vụ tài chính. Những thay đổi có tính dài hạn trong hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp đang mở đường cho các lĩnh vực mới nổi như giáo dục, chăm sóc sức khỏe và chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị và số lượng đầu tư còn ở mức khiêm tốn vì những lĩnh vực này vẫn đang trong giai đoạn chớm nở và còn nhiều dư địa để phát triển từ năm 2021 trở đi.
Tín hiệu lạc quan là trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng số lượng các khoản đầu tư đã gần bằng cả năm 2020. Trong đó, số tiền đầu tư đã hơn 600 triệu USD, vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam ở hầu hết các vòng đầu tư đều tăng cả về số lượng và trị giá. Một số thương vụ đáng chú ý như VNLife công bố vòng gọi vốn 250 triệu USD; Tiki nhận thêm 20 triệu USD; kiot Viet gọi thành công 45 triệu USD...
Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực về gọi vốn đầu tư cho các startup. Nguồn: DO Ventures |
Bà Lê Hoàng Uyên Vy cũng cho biết, quý IV năm 2021 có 1 số thương vụ lớn được kỳ vọng. Do đó, bà Vy nhận định vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 1 tỷ USD vào năm 2021, đánh dấu một năm phục hồi của nền kinh tế số và sẽ là năm kỷ lục về đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam.
Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về số lượng đầu tư. Số liệu cho thấy, Indonesia thu hút hơn 2/3 số vốn đầu tư vào khu vực trong năm 2020. So với các nước trong khu vực, giá trị đầu tư công nghệ vào Việt Nam trong năm 2020 giảm đáng kể, một phần do các startup ở giai đoạn sau đã khép lại các vòng gọi vốn lớn vào năm 2019. Tuy nhiên, số lượng các khoản đầu tư của chúng ta vẫn giữ nguyên ở vị trí thứ ba như năm trước.
Cơ cấu các nhà đầu tư vào Việt Nam. Nguồn: DO Ventures |
Khảo sát của Do Ventures từ 50 quỹ đầu tư đang hoạt động tại 6 thị trường lớn ở Đông Nam Á cho thấy, Việt Nam được đánh giá là thị trường trọng tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong các năm tiếp theo. Trong đó, các lĩnh vực thu hút đầu tư vẫn là giáo dục, y tế và dịch vụ tài chính.
Duy Vũ
Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam đã qua giai đoạn phát triển về số lượng và đang đi vào giai đoạn phát triển trọng yếu, cần sự đầu tư theo chiều sâu.