Việc cả hai vợ chồng cùng nhiễm Covid-19 khiến Tiến sĩ Lawrence S.Bacow vô cùng ngạc nhiên. Trước đó 2 tuần,ệutrưởngĐHHarvardkhỏnewcastle vs nottingham họ đã tự cách ly tại tại nhà ở thành phố Elmwood, tiểu bang Illinois, Mỹ. Tuy nhiên, bất chấp mọi biện pháp phòng ngừa, ngày 24/3, cả hai vợ chồng ông đều được chẩn đoán dương tính với Covid-19.
Hiệu trưởng ĐH Harvard khỏi Covid-19, hiến máu cho y học nhằm nghiên cứu kháng thể
Sau khoảng thời gian chiến đấu với Covid-19, vợ chồng ông Bacow đã may mắn bình phục hoàn toàn. Ngay sau khi khỏi bệnh, cả hai đã quyết định tới Bệnh viện đa khoa Massachusetts để hiến máu với hy vọng kháng thể sinh ra từ hệ miễn dịch của họ sẽ giúp giới khoa học tìm ra thuốc đặc trị hoặc vắc-xin phòng ngừa Covid-19.
“Tôi đang cảm thấy rất vui. Tôi và vợ, mỗi người đã hiến 60ml máu cho dự án được dẫn đầu bởi khoa Y thuộc ĐH Harvard. Chúng tôi đều đã bình phục hoàn toàn, vì vậy tôi nghĩ huyết thanh của mình sẽ giúp ích cho quá trình nghiên cứu này. Chúng tôi dự định sẽ tiếp tục cung cấp mẫu máu và nước bọt định kỳ trong hai năm tới”, ông Lawrence Bacow cho hay.
Được biết, chỉ trong vòng 2 tuần, GS.George Q. Daley (Trưởng khoa Y, ĐH Harvard) cùng nhóm các nhà khoa học và dịch tễ học đã thu thập được 130 mẫu máu của những người đã khỏi bệnh. Nhóm dự định nâng con số này lên hàng ngàn mẫu nhằm phục vụ nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của Covid-19.
“Từ thế kỷ trước, các bác sĩ đã biết truyền huyết tương chứa kháng thể của người lành để chữa khỏi cho những người đang mắc bệnh. Năm 1890, phương pháp này lần đầu được sử dụng để chống lại bệnh bạch hầu. Huyết tương bản chất là phần máu trong suốt còn lại sau khi chiết tách yếu tố đông máu, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu”, ông Jonathan Abraham, Giáo sư Vi sinh tại Trường Y Harvard nói.
Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế trong phương pháp này. Các chuyên gia cho hay, mỗi cá nhân khỏi bệnh sẽ cung cấp kháng thể với chất lượng khác nhau. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là tìm ra được loại nào có tác dụng chống lại virus một cách tốt nhất. Càng nhiều người hiến máu thì cơ hội tìm ra sẽ càng lớn, thế nhưng số người hiến máu hiện giờ vẫn quá ít.
“Chúng tôi đã bắt đầu có được một số kháng thể tốt từ những người hiến tặng phục hồi tốt. Mục tiêu hướng đến của nghiên cứu là tìm ra loại kháng thể đơn dòng, giúp tiêu diệt Covid-19 hiệu quả nhất”, các nhà khoa học cho biết.
Nhóm của GS. Abraham có thể bắt đầu thử nghiệm phương pháp “kháng thể trị liệu” trong vài tháng tới. Ông cũng hi vọng nó sẽ trở thành cách điều trị chính thức vào cuối mùa hè.
Trường Giang (Theo The Boston Globe)
Lawrence S. Bacow, Hiệu trưởng ĐH Harvard cho biết cả ông và vợ đã thử nghiệm dương tính với Covid-19.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)