Thực hiện chương trình chuyển đổi sốgiai đoạn 2021-2025,ảngTrịĐầutưmạnhchohạtầngviễnthôngphụcvụchuyểnđổisốkitchee fc tỉnh Quảng Trị quan tâm đặc biệt tới phát triển hạ tầng số nói chung và hạ tầng viễn thông nói riêng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 6 doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm: Viễn thông Quảng Trị (VNPT), Viễn thông Quân đội (Viettel), MobiFone, Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Vietnamobile), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV).
Các doanh nghiệp viễn thông đã không ngừng đầu tư hạ tầng để cung cấp nhiều dịch vụ viễn thông đa dạng ở cả khu vực thành thị và vùng nông thôn, miền núi, vùng cao, đáp ứng nhu cầu tiếp cận, sử dụng các dịch vụ viễn thông, thông tin, giải trí của Nhân dân và bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh xây dựng, phát triển dịch vụ số, kinh tế số, xã hội số; triển khai hỗ trợ, phát triển và duy trì Trung tâm giám sát điều hành thông minh tỉnh Quảng Trị. Tiếp tục tối ưu và phát triển hạ tầng mạng lưới, trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS), chỉnh trang và ngầm hóa cáp thông tin trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là phát triển hạ tầng cáp quang, trạm BTS về các thôn, bản “trắng sóng”, các nhiệm vụ khác về công tác quản lý thuê bao di động trả trước, công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, chương trình viễn thông công ích, phòng, chống COVID-19...
Năm 2022, các doanh nghiệp viễn thông phát triển thêm 18 trạm 3G, 102 trạm 4G, 3 trạm 5G, phát triển hạ tầng BTS về 4 thôn, bản “trắng sóng”. Tính đến tháng 6/2023, tổng số thuê bao điện thoại là 690.556 thuê bao, đạt mật độ 105,9 thuê bao/100 dân (điện thoại cố định là 6.683 và 683.873 thuê bao di động.
Tổng số thuê bao internet cố định băng rộng là 125.052 thuê bao, đạt mật độ 19,1 thuê bao/100 dân); tổng số thuê bao truyền hình trả tiền là 94.271 thuê bao; tổng số thuê bao băng rộng di động là 524.503 thuê bao. Hiện nay, có 2.722 trạm BTS đang hoạt động trên địa bàn. Tổng doanh thu viễn thông 6 tháng đầu năm 2023 đạt trên 384,4 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 15,6 tỉ đồng.
Trên cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, các hệ thống thông tin được triển khai kết nối liên thông từ tỉnh đến xã và với trung ương cùng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được đầu tư, đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, giúp giảm thời gian xử lý công việc và tiết kiệm chi phí.
Các hệ thống thông tin được triển khai gồm: Cổng thông tin điện tử tỉnh và các trang thông tin của sở, ban, ngành, địa phương. Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống thông tin một cửa tỉnh được triển khai, kết nối liên thông từ tỉnh đến tất cả các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn và kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay việc phát triển hạ tầng cho các thôn, bản, khu vực lõm sóng, ngầm hóa, chỉnh trang mạng cáp thông tin vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; việc cập nhật lại thông tin thuê bao di động trả trước còn chậm, vẫn còn sai thông tin; việc dùng chung hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; việc lắp đặt và kéo cáp thông tin chưa tuân thủ quy định...
Với mục tiêu đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; tỉ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 35%, tỉnh sẽ tập trung phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng; triển khai có hiệu quả việc ngầm hóa và chỉnh trang cáp viễn thông thông qua việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung để hạ ngầm đồng bộ các đường dây, cáp viễn thông, đường dây điện lực trung, hạ áp trên các tuyến tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới… Thực hiện chỉnh trang, bó gọn cáp viễn thông theo kế hoạch đã đề ra.
Trước những mục tiêu lớn, tỉnh khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng, phát triển, khai thác hạ tầng viễn thông và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động; đa dạng hóa các dịch vụ viễn thông.
Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông đầu tư, mở rộng hạ tầng, mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông, hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2023 và giai đoạn 2021-2025; thực hiện chương trình VTCI đến năm 2025 theo Thông tư số 14/2022/TT-BTTTT ngày 28/10/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó tập trung phát triển hạ tầng viễn thông tại các thôn “trắng sóng”; quản lý tốt thuê bao di động trả trước, tin nhắn rác, công tác khuyến mại; tiếp tục chỉnh trang và ngầm hóa cáp thông tin; chủ động trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn...
Theo Thu Hạ(Báo Quảng Trị)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)