Máy đọc sách cho người khiếm thị của sinh viên Đà Nẵng đoạt giải nhất cuộc thi sáng chế_kèo bóng nhà cái hôm nay

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【】 发布时间:2025-01-27 08:14:46 评论数:

Nhóm sinh viên tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã chế tạo một thiết bị có thể giúp người khiếm thị “đọc” được sách. Chiếc máy có kích thước tương đương một bao thuốc lá,áyđọcsáchchongườikhiếmthịcủasinhviênĐàNẵngđoạtgiảinhấtcuộcthisángchếkèo bóng nhà cái hôm nay với một vòng tròn nhỏ gắn vào ngón tay người dùng. Người khiếm thị sẽ sử dụng ngón tay này rà từng dòng chữ trên sách để máy sẽ đọc nội dung ngón tay vừa lướt qua.

Sản phẩm “Máy đọc ngón tay cho người khiếm thị” của nhóm Curiosity (Đại học Bách khoa Đà Nẵng) đã đoạt giải nhất cuộc thi ASU/AWS EduHackathon 2017, cuộc thi đồng tổ chức bởi Đại học bang Arizona (ASU), Liên minh BUILD-IT, và Amazon Web Services (AWS).

Trong hôm chung kết diễn ra ngày 10/1, Nguyễn Thái Hoàng - đại diện nhóm Curiosity - cho biết chiếc máy được xây dựng trên nền tảng công nghệ của AWS, với phần cứng là chiếc máy tính nhúng Rasperry nhỏ gọn. Sinh viên này cho biết một camera nhỏ gắn ở đầu ngón tay người dùng sẽ đọc các dòng chữ trên sách, sau đó hình ảnh được truyền lên đám mây của AWS để nhận diện chữ viết trong các ảnh chụp. Chữ viết sau khi phân tích sẽ được đọc thành tiếng bởi nền tảng Polly của Amazon.

Với cách làm này, người khiếm thị có thể đọc được mọi loại sách trên thị trường mà không bị giới hạn bởi sách chữ nổi dành riêng cho họ. Tuy vậy, do các nền tảng liên quan của AWS vẫn chưa hỗ trợ tiếng Việt nên máy chỉ mới đọc được tiếng Anh và 23 ngôn ngữ khác.  

Đại diện nhóm Curiosity cho biết giá thành sản phẩm vào khoảng 100USD, và sẽ được giảm giá hơn nữa nếu giải pháp này triển khai trên thiết bị nhỏ hơn - vừa tiết kiệm giá thành vừa thuận tiện cho người dùng sử dụng.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng, Giám đốc quốc gia VP đại diện ASU tại Việt Nam, cho biết cuộc thi là cơ hội để nhiều sinh viên được tiếp cận công nghệ mới và tham gia sáng chế góp phần cải thiện cuộc sống. Bà Phương cho biết sẽ kết nối với các tổ chức khởi nghiệp để giúp sản phẩm của cuộc thi có cơ hội đưa ra thị trường. Ngoài ra, trong tương lai bà có thể đề xuất để các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam tham gia đồng hành nhằm giúp sản phẩm gần với thị trường.