Kết quả bước đầu
TheườngChínhtrịtỉnhĐẩymạnhchuyểnđổisốtronghoạtđộnggiảngdạyhọctậ90 phút bóng đá trực tuyếno đánh giá, hiện trường Chính trị tỉnh đã có những hạ tầng kỹ thuật nhất định để thực hiện CĐS như tất cả các phòng, khoa đều được trang bị máy tính để bàn có kết nối internet và mạng không dây wifi. 100% giảng viên đều có máy tính xách tay cá nhân (laptop) và hầu như viên chức, người lao động đều có laptop cá nhân và sử dụng ở mức đạt yêu cầu một số phần mềm và các nền tảng số khác. Trên cơ sở nền tảng kỹ thuật đó, hiện nhà trường đã sử dụng một số phần mềm và các nền tảng số khác trong quản lý và đào tạo.
Trường Chính trị tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022
Thạc sĩ Võ Châu Thảo, Trưởng phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học trường Chính trị tỉnh, cho biết CĐS được thể hiện rõ khi đứng trước bối cảnh đại dịch Covid-19, trường đã bảo đảm vừa tổ chức phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đã được phê duyệt. Sau khi có Công văn số 494-CV/ HVCTQG, ngày 13-5-2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc “Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến tại các trường Chính trị cấp tỉnh” cho phép và hướng dẫn các trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức giảng dạy, quản lý đào tạo bằng hình thức trực tuyến, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch tập huấn cho đội ngũ giảng viên việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập và quản lý lớp học trực tuyến. Đối với đội ngũ giảng viên nhà trường vừa tham gia phòng, chống dịch trên địa bàn vừa tham gia học trực tuyến, tập huấn giáo trình mới, dự hội thảo, tọa đàm trực tuyến; tham dự các Hội đồng thẩm định tài liệu phục vụ học tập... thông qua phần mềm Microsoft Teams, người học tiếp cận bài giảng mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động hơn trong việc học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.
Bên cạnh công tác dạy và học lý luận trực tuyến thì công tác quản lý, điều hành phục vụ đào tạo, bồi dưỡng cũng được trường đẩy mạnh theo xu hướng CĐS. Nhà trường vận hành Cổng thông tin điện tử, sử dụng phần mềm đào tạo phục vụ hoạt động nhập điểm tự động cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại trường. Trường đã chú trọng đầu tư nâng cấp website, mua sắm trang thiết bị, thiết bị hệ thống wifi khu nhà làm việc, giảng đường, ký túc xá và khu nhà khách... giúp việc khai thác thông tin trên internet thuận tiện; sử dụng hệ thống các phần mềm phục vụ nghiệp vụ kế toán, tài vụ; phần mềm quản lý văn bản nội bộ; chữ ký số, máy chiếu, camera tại các phòng học được lắp đặt sử dụng… góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất như các phần mềm quản lý, phần mềm đánh giá bài giảng, phần mềm quản lý đào tạo... và điểm cầu truyền hình trực tuyến kết nối đến điểm cầu của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tỉnh ủy… nhằm tối ưu hóa quá trình thực hiện nhiệm vụ của trường.
Những giải pháp cơ bản
Để việc CĐS của trường đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, theo Thạc sĩ Võ Châu Thảo cần tập trung bước đầu 5 nhóm giải pháp cơ bản; đồng thời cần có sự nhận thức đồng bộ, thống nhất cao của tập thể nhà trường để tạo ra không gian làm việc khoa học, hiệu quả và chất lượng. Cụ thể, nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chủ trương CĐS trong hoạt động giảng dạy và học tập. Đối với dạy và học lý luận chính trị cần kịp thời xây dựng và điều chỉnh các chương trình giảng dạy - học tập trực tuyến; khảo thí, kiểm định chất lượng việc giảng dạy - học tập và công nhận kết quả dạy và học lý luận chính trị trực tuyến. Nhà trường cần số hóa nguồn lực đào tạo, bồi dưỡng trong quản lý; trong đó tập trung vào mã hóa định danh nguồn nhân lực. Hướng đến thư viện hiện đại, thư viện điện tử thì việc số hóa thư viện cần thực hiện mã hóa phân loại các đầu sách hiện có, khi người nghiên cứu đăng nhập vào thư viện có thể dễ dàng tìm mã số sách hay tài liệu cần tìm kiếm...
Trong chuyên môn, cần có cơ sở dữ liệu tiểu luận các lớp đào tạo, bồi dưỡng của học viên, bài thu hoạch sau khi nghiên cứu thực tế... Đặc biệt, cần xây dựng nền tảng số nhằm thực hiện tất cả các khâu trong một trường học trên môi trường mạng, như thực hiện tuyển sinh, nhập học số; liên thông dữ liệu và hình thành một cơ sở dữ liệu mở dùng chung; tổ chức đào tạo, đánh giá, khảo thí… nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí của học viên, giảng viên, cán bộ, lãnh đạo. Song song đó là quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có kỹ năng về sử dụng công nghệ thông tin; kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học.
Việc giảng dạy, học tập trên môi trường mạng khác hoàn toàn với giảng dạy, học tập truyền thống, do vậy người giảng viên cần linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng bài giảng hấp dẫn, gợi mở vấn đề bằng hình ảnh dễ hiểu, dễ tương tác, tạo hứng thú cho người học giúp cho việc giảng dạy và học tập hiệu quả hơn; thực hiện CĐS trong kiểm tra, đánh giá kết quả thao giảng, dự giờ và nghiên cứu khoa học. Cần xây dựng phần mềm đánh giá; tất cả giảng viên, học viên có thể vào phần mềm truy cập và đánh giá trong khung giờ quy định; có thể thực hiện bất kỳ lúc nào khi lãnh đạo nhà trường có yêu cầu...
Theo đánh giá, hiện trường Chính trị tỉnh đã có những hạ tầng kỹ thuật nhất định để thực hiện CĐS như tất cả các phòng, khoa đều được trang bị máy tính để bàn có kết nối internet và mạng không dây wifi. 100% giảng viên đều có máy tính xách tay cá nhân (laptop) và hầu như viên chức, người lao động đều có laptop cá nhân và sử dụng ở mức đạt yêu cầu một số phần mềm và một số nền tảng số khác.(责任编辑:Cúp C2)