Được hình thành từ năm 2008,ôhìnhsảnxuấtnôngnghiệphiệnđạihiệuquảnhận định bóng đá úc victoria Khu nông nghiệp công nghệ cao (UniFarm) An Thái, huyện Phú Giáo, thành viên của Tập đoàn U&I đã trở thành mô hình kinh tế xanh điển hình, mở ra nhiều cơ hội cho bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng để tham gia thị trường xuất khẩu… Anh Phạm Quốc Liêm, Tổng Giám đốc Unifarm (trái) cùng chuyên gia người nước ngoài tại vườn chuối già hương ứng dụng công nghệ cao Thuê “Tây” trồng rau Nhớ lại những ngày đầu mới thành lập Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái, ông Phạm Quốc Liêm, Tổng Giám đốc Công ty Unifarm kể lại: Năm 2008, khi nhận được sự đồng thuận của UBND tỉnh về việc thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao làm kiểu mẫu để định hướng làm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của Bình Dương, Ban lãnh đạo công ty hết sức phấn khởi kèm theo đó là sự lo lắng. Khi ấy với nguồn nhân lực từ lãnh đạo tới anh em kỹ thuật vỏn vẹn chỉ có 10 con người. Các thành viên của công ty phải đi đến một số quốc gia, nơi có những mô hình sản xuất nông nghiệp đại, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng với Bình Dương để có cơ sở hoạch định chiến lược lâu dài. Quyết định táo bạo của công ty là thuê các chuyên gia nước ngoài, các ông chủ trang trại trồng cây ăn quả có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật hay về “làm thuê” cho Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái. Từ sự ham học hỏi và nhìn ra những yếu kém của nền sản xuất nông nghiệp tại Bình Dương đã giúp cho Unifarm có bước đi đúng đắn. Thuê chuyên gia nước ngoài phải trả lương rất cao, nhưng “đắc sắc ra miếng”, những kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia đến từ Philippines, Israel chính là cơ sở để Unifarm phát triển như ngày nay. Vụ mùa đầu tiên công ty trồng cà chua, năng suất lên đến 100 tấn/ha, gấp 10 lần theo cách trồng cà chua truyền thống. Tín hiệu vui ngay vụ mùa đầu tiên khi cà chua Unifarm đạt chuẩn Global GAP đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Tuy nhiên, việc quá chú trọng đến năng suất, bỏ quên yêu cầu khắt khe về kích thước, trọng lượng khiến cà chua không thể xuất khẩu sang nước ngoài. Năm 2010, Unifarm quyết định đầu tư hệ thống nhà kính với số tiền 7,5 tỷ/ha để nâng cao chất lượng cây trồng. Bấy giờ trái dưa lưới đang là mặt hàng khá “hot” trên thị trường, công ty quyết định thử nghiệm trồng dưa lưới để đáp ứng nhu cầu trong nước. Đây là giống cây mới du nhập vào Việt Nam, giá bán thời điểm đó lên đến 60.000 đồng/kg. Áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn tiên tiến, dưa lưới của Unifarm đã thắng lớn ngay thị trường nội, với giá bán chỉ bằng 1/2 so với hàng nhập khẩu. Dưa lưới Unifarm xuất hiện tràn ngập ở hệ thống siêu thị tại Bình Dương, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Từ diện tích 1 ha trồng dưa lưới ban đầu, công ty tăng diện tích lên 3 ha và không ngừng tăng thêm diện tích khi nhu cầu tiêu thụ dưa lưới tại Bình Dương và các tỉnh, thành lân cận ngày một tăng cao. Mở rộng cánh cửa xuất khẩu Năm 2011, Unifarm trồng thử nghiệm giống chuối từ Philippines để đáp ứng thị trường xuất khẩu. Đến năm 2013, 10 ha chuối cho năng suất bình quân 50 tấn/ha của Unifarm đã đạt xuất ngoại sang Hàn Quốc, Nhật và Mỹ… Đó chính là thành công ban đầu của Unifarm trong việc lựa chọn sản phẩm và thị trường cho hàng nông sản Bình Dương tham gia thị trường thế giới. Ông Lê Sĩ Nga, Bí thư Chi bộ Công ty Unifarm cho biết: “Hiện hàng tháng công ty đã xuất sang Hàn Quốc, Nhật Bản hàng chục tấn chuối, đây là lứa chuối được trồng từ năm 2011 hiện đang vào mùa cho trái. Đầu ra cho trái chuối được ứng dụng khoa học, công nghệ rất rộng lớn, bởi nhu cầu tiêu thụ chuối ở các quốc gia châu Âu, châu Mỹ cũng đang tăng dần”. Theo kỹ sư nông nghiệp Phạm Minh Tiệp, 1 ha chuối đầu tư tốn khoảng 200 triệu/ha. Nếu tuân thủ đúng quy trình tưới tiêu, bón phân theo đúng tiêu chuẩn khoảng 2 - 3 năm, cây chuối bắt đầu cho trái, với tỷ lệ 2 năm cho 3 vụ trái. Bình quân thu nhập mỗi vụ là trên 400 triệu/ha… là tỷ lệ sinh lời đáng mơ ước đối với bà con nông dân. Ngoài ra, nếu chăm sóc kỹ tuổi thọ bình quân cây chuối có thể nâng lên 40 năm, đem lại nguồn kinh tế rất lớn đối với các vùng cây ăn trái đang hoạt động không hiệu quả. Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đem lại lợi ích rất nhiều, bởi vừa đáp nâng cao chất lượng, hiệu quả cây trồng vừa bảo đảm môi trường đất trồng được bảo vệ, chống ô nhiễm nguồn đất từ việc sử dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác. Ông Phạm Quốc Liêm cho biết thêm, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao không chỉ cần khoa học - công nghệ mà kinh nghiệm dân gian cũng là một bí quyết rất đáng được học hỏi. Xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên là nơi nổi tiếng có những lão nông chuyên trồng cây ăn quả “nghịch mùa”, Công ty Unifarm đã có chế độ ưu đãi hết sức tương xứng để học hỏi những kinh nghiệm quý báu này. Hiện công ty đang trồng thử nghiêm hàng chục ha trái cây có múi, những đặc sản trái cây của Bình Dương để tương lai cung cấp cho thị trường trong nước và tìm đường đưa trái cây Việt hội nhập với toàn cầu. Chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm cho nông dân Kỹ sư nông nghiệp Phạm Minh Tiệp cho biết, thời gian trồng và thu hoạch dưa lưới chỉ khoảng 75 ngày, phù hợp với các hộ nông dân có diện tích đất ít ỏi. Trồng dưa lưới trong nhà kính điều đáng chú ý là phải dùng dây buộc dây leo, để cây vươn tìm ánh sáng… Khi cây ra hoa, là lúc thả ong để ong thụ phấn giùm cây, cây đậu quả chỉ chọn tối đa 2 quả cho mỗi cây để tránh bị cạnh tranh chất dinh dưỡng cho trái chất lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Bình quân mỗi cây cho thu hoạch 4kg quả, giá thành hiện nay 35.000 - 45.000 đồng/ kg, chỉ cần trồng vài ngàn cây mỗi vụ mùa thu hoạch đem lại lợi nhuận cho nhà nông hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Thậm chí với diện tích đất vài trăm m2, mô hình nông nghiệp công nghệ cao cũng phù hợp với các loại rau trồng ngắn ngày như: Tía tô, ngò gai, hành lá, ớt… nhu cầu tại tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận cho loại rau ngắn ngày sạch này cũng rất tiềm năng. Mô hình trồng rau màu ngắn ngày này rất hợp với chiến lược sản xuất nông nghiệp “lấy ngắn nuôi dài” tại các hộ nông dân đang phát triển mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) và các trang trại. Công ty Unifarm sẵn sàng chuyển giao công nghệ, giúp bà con nông dân chuyển hướng cây trồng thậm chí còn sẵn sàng bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân có tâm huyết phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao… Từ một công ty nhỏ, ít ai biết đến, đến nay Unifarm đã phát triển mạnh mẽ với số lượng nhân công, chuyên gia, kỹ sư lên đến gần 200 người. Unifarm trở thành tên tuổi quen thuộc đối với hệ thống siêu thị trong nước và các nhà buôn quốc tế. Ông Liêm phấn khởi nhận định, nguồn khách hàng đã ổn định và không ngừng tăng trưởng, chính là điều kiện cần và đủ để công ty quyết định đa dạng hóa sản phẩm trái cây cung cấp cho thị trường. Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái được sự đánh giá rất cao của các nhà chuyên môn cũng như lãnh đạo tỉnh. Trong nhiều năm liền, Unifarm là đơn vị sản xuất, kinh doanh tiêu biểu của tỉnh trong ngành nông nghiệp. Hàng chục bằng khen cấp tỉnh được trao cho tập thể và cá nhân điển hình của Unifarm chính là thước đo của một mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại phù hợp với xu thế chung của thế giới. PHÙNG HIẾU |