Ký ức không phai_ngoại hạng anh tối nay

时间:2025-01-26 19:10:50来源:Betway作者:Nhận Định Bóng Đá

Xúc động,ýứckhôngoại hạng anh tối nay tự hào là cảmxúc chung của người dân trong tỉnh khi nói về ngày 25-8-1945 lịch sử, ngày màhơn 5 vạn đồng bào trong tỉnh khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền về tay nhândân.

* Ông HỒ VĂN NAM,nguyên Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sông Bé: Nhớ mãi khí thế ra quân

 Tôi sinh ra và lớn lên ở xã Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một). Nămtôi 14 - 15 tuổi, nghe ngóng tình hình thời sự tôi biết được những người cộng sảnnổi dậy chống giặc, dù chưa hiểu gì nhiều nhưng trong tôi cứ sôi sục mong muốnđi theo cộng sản từ lúc đó. Nhưng mãi đến năm 1945, lúc 19 tuổi, tôi mới có điềukiện tham gia cách mạng. Lúc đó, tôi cùng một số anh em nghe nói về phong tràothanh niên tiền phong, thế là chúng tôi xin vào lực lượng quyết cống hiến sứcmình để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945.

Ngày 17 và 18-8-1945, Xứ ủy Nam kỳ quyết định khởi nghĩa.Đêm 23- 8, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một họp mở rộng tại chợ Bưng Cầu (xã Tương Bình Hiệp)kiểm điểm lại lực lượng, phân công cán bộ, lập ra Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh. Rạngsáng ngày 25-8-1945, chúng tôi xuống đường tham gia cướp chính quyền ở Thủ DầuMột. Khí thế lúc đó sôi nổi lắm, gần 3 vạn đồng bào từ các huyện rầm rập tiến vềtỉnh lỵ, cùng với 2 vạn dân ở tỉnh lỵ để giành chính quyền, rừng cờ vàng sao đỏ(cờ của lực lượng thanh niên tiền phong thời bấy giờ) và cờ đỏ sao vàng tungbay dọc các phố chợ, 5 vạn người hô vang khẩu hiệu: Chính quyền về tay ViệtMinh, Việt Nam độc lập muôn năm… tạo một sức mạnh vô cùng to lớn; quân và dânvùng lên chiếm công sở, cơ quan của địch, bắt tay sai phản động. Đến 14 giờ chiều25-8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền kết thúc thắng lợi. Sau thắng lợi này,tôi và các anh em như được tiếp thêm sức mạnh, ý chí chiến đấu cho những cuộckhởi nghĩa tiếp theo của dân tộc ta.

* Ông HUỲNH VĂN TRÊN,cán bộ cách mạng lão thành (Tân Uyên): Quân và dân tỉnh ta lập nên kỳ tích

 Ngày 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ởthủ đô Hà Nội đã cổ vũ mạnh mẽ cho các địa phương khác trong cả nước giànhchính quyền về tay nhân dân. Cùng với Thủ Dầu Một, đêm 23-8-1945, ta làm chủhuyện lỵ Tân Uyên. Đoàn Thanh niên lao động ở địa phương vận động thanh niên cứuquốc, tham gia vệ quốc quân. Du kích địa phương có nhiệm vụ đi tuần tra, canhgác và vận động bà con xây dựng quỹ hũ gạo tình thương ủng hộ bộ đội, vận độngthi đua chống giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm theo lời kêu gọi của Bác.Quân và dân tham gia dân công tải đạn cho lực lượng bộ đội đang đóng trong vùngchiến khu di chuyển huấn luyện đến Bà Rịa. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền làniềm vui lớn của quân và dân tỉnh ta, qua đó tiếp tục xây dựng pháo đài quân - dânvững chắc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ.

* Ông NGUYỄN VĂN ĐI,xã An Sơn (TX.Thuận An): Rấtđỗi tự hào về ngày ấy

 Cho tới hôm nay, nhớ lại những ngày tháng hào hùng của dân tộcnhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc khánh 2-9,chúng tôi luôn tự hào, nhất là những ngày quân và dân Bình Dương giành đượcchính quyền (25-8-1945). Trải qua những ngày gian khổ của quân và dân BìnhDương oai hùng, những người lính như chúng tôi rất đỗi tự hào. Hình ảnh tôi nhớnhất là tất cả gia đình được sum họp, tay bắt mặt mừng sau những chiến côngvang dội của quân và dân ta, lập nên những chiến tích oai hùng của cách mạng ViệtNam.

Nhìn lại chuỗi ngày đất nước ta đang thay da đổi thịt, tỉnhBình Dương đổi mới toàn diện, đời sống người dân no ấm, đầy đủ, những đứa trẻđược đến trường học hành đàng hoàng như mong ước của Bác, những người lính nhưchúng tôi cảm thấy ấm lòng. Nếu như trước đây, An Sơn là xã nghèo của tỉnh thìqua những năm xây dựng và phát triển, An Sơn đã đổi mới toàn diện, nhà cửakhang trang, mức sống người dân được nâng lên rõ rệt, đường sá sạch đẹp. Từnglà một cán bộ chủ chốt của xã An Sơn, tôi cho rằng, có được kết quả này là nhờsự đồng tâm hiệp lực giữa Đảng và nhân dân, sự lãnh đạo tài tình, năng động củaĐảng, cộng với sự đồng lòng của người dân, An Sơn từng bước đổi thay, sẽ là mộtxã nông thôn mới hiện đại trong nay mai. Tôi mong rằng, các thế hệ trẻ hôm naytiếp tục phát huy những truyền thống hào hùng của dân tộc, xung kích trên mặttrận phát triển kinh tế, giúp đỡ cộng đồng và trên nhiều mặt trận khác để gópphần làm giàu cho quê hương, đất nước.

* Ông TRẦN TỬ BÌNH,cán bộ thời kháng chiến chống Pháp (Tân Uyên): Cuộc khởi nghĩa vinh danh sựđoàn kết quân - dân

 Ở Tân Uyên, cùng với người dân trong tỉnh, từ ngày25-8-1945, hàng ngàn đồng bào các xã, lực lượng vũ trang và lực lượng thanhniên tiền phong tay cầm cờ đỏ sao vàng, tay cầm tầm vông vạt nhọn giành chínhquyền thắng lợi tại huyện lỵ. Sau khi tham gia lực lượng thanh niên tiền phongxã Phước Thành (nay là xã Thạnh Phước) cướp chính quyền, tôi gia nhập vào lựclượng du kích xã. Năm 1948, thực dân Pháp chuyển hướng chiến lược, đẩy mạnh cànquét vùng căn cứ kháng chiến. Chúng xây dựng một loạt hệ thống phòng thủ bằngtháp canh, đồn bót dọc theo các lộ giao thông nhằm chia cắt, khống chế liên lạcđường bộ của ta, thực dân Pháp thường gọi đó là chiến thuật Đờ-la-tua. Thờigian này, đồng chí Trần Văn Kìa (Trần Công An) đã chỉ huy và cùng các du kíchđánh sập tháp canh cầu Bà Kiên khai sinh ra lối đánh đặc công vô cùng hiệu quả,có một không hai trên thế giới. Thời đó vũ khí còn rất thô sơ, mình giành đượcchính quyền là nhờ lòng yêu nước, nhờ dân nuôi cách mạng, dân nuôi bộ đội. Hơnnữa, tinh thần đó đã được phát huy trong việc “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụynhào” giành độc lập, thống nhất hai miền, xây dựng đất nước ngày càng phát triểnvà đổi mới đi lên.

* Ông HUỲNH TƯ, cán bộ cách mạng lão thành (Tân Uyên): Quânvà dân tỉnh nhà ghi nhiều chiến công

 Vào thời điểm diễn ra sự kiện cướp chính quyền ở huyện lỵ TânUyên và ngày hơn 5 vạn người dân mít-tinh mừng giành chính quyền thắng lợi tạiPhú Cường (Thủ Dầu Một) ngày 25-8-1945, tôi đang làm việc trong lực lượng tự vệchiến đấu của xã Tân Mỹ (Tân Uyên) chính thức vào lực lượng du kích địa phươngchủ yếu hoạt động trong phạm vi huyện. Sau đó tôi là bộ đội Tiểu đoàn Quốc Tuấn.

Ngày Thủ Dầu Một mít-tinh giành thắng lợi 25-8-1945, ngườidân ở Tân Uyên rất đỗi tự hào. Bản thân tôi cũng thế, sự kiện lịch sử đó đãthôi thúc tôi lên đường tham gia đánh giặc, giải phóng quê hương, đất nước.

Từ ngày thống nhất đất nước, địa phương phát động, triểnkhai nhiều phong trào chống đói, tham gia hợp tác xã nông nghiệp, mua bán, cắttranh, dựng nhà kho, cưa cây làm cầu thực hiện theo phương châm “Nhà nước vànhân dân cùng làm” cùng xây dựng quê hương. Tuy khó khăn nhưng bà con ai nấycũng nhiệt tình và phấn khởi. Đất nước ngày càng phát triển, đời sống bà conkhá hơn không còn nhà tranh vách lá như trước, bộ mặt địa phương cũng thay đổi,đường sá rộng mở ai thấy cũng đều vui.

H.VĂN - K.TUYẾN - N.NHƯ

相关内容
推荐内容