Tháng 6 là tháng cả nước đi thi. Thi chuyên lớp 6,ếuconthitrượlịch thi đấu bóng đã hôm nay thi vào lớp 10, rồi thi tốt nghiệp. Có bạn đậu, nhưng cũng có nhiều ngàn bạn trượt. Mùa này mình sẽ lại nhận những email, những tin nhắn đẫm nước mắt. Có những trường hợp còn đau hơn nước mắt, khi cô cậu học trò nhỏ đó không khóc được, và tìm tới cái chết. Mùa này, học sinh tự tử nhiều nhất trong năm. Thi cử ở Việt Nam là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Không biết có bố mẹ nào, lớn rồi mà vẫn còn ngủ mơ bị đi thi không? Mình cũng hay mơ đi thi, rồi hoặc là bị trễ giờ, hoặc là bị sai quy chế phòng thi, hoặc quên cái gì đó, nhầm cái gì đó… Có lần mơ làm bài xong, chuông hết giờ thì tờ giấy thi bỗng trắng trơn, chữ biến đâu mất sạch… Mình đã khóc tức tưởi trên gối. Rồi giật mình tỉnh dậy, muốn sụp lạy vì đã 40 tuổi, không còn phải đi thi nữa. Mình nhớ, ngày xưa, trước kỳ thi bố mẹ thường dậy sớm nấu xôi đỗ xanh, phải là đỗ xanh hoặc đỗ đỏ, chứ không xài đỗ đen. Suốt hàng tháng trời, hàng năm trời, ông bà chú bác đi qua, ai cũng chúc “thi tốt”, “thi đậu”,… Ba mẹ bây giờ cũng vẫn thế, thao thức, đi nhẹ, nói khẽ. Thầy cô thì lo lắng chuẩn bị, tập huấn, tập dượt. Những công trình xây dựng quanh trường học cũng phải tạm dừng. Thậm chí cảnh sát chốt các ngã ba, ngã tư để tránh kẹt xe… Tất cả những chăm sóc bất thường đó, gói bên trong là sự kỳ vọng. Những thí sinh luôn cảm nhận được sự kỳ vọng đó. Và nó nặng, nặng lắm! Các kỳ thi ở trong trường chỉ là một mảng rất nhỏ. Ngoài kia, mỗi ngày là vài bài thi... Nhiều bạn sợ thi tới mức không bao giờ coi tuổi học trò là tuổi đẹp nhất cuộc đời. Bắt đầu từ ngày hôm nay, cho tới hết tháng 9, nhiều học trò sẽ biết tin thi đậu trường chuyên, đại học… Và luôn luôn nhiều hơn số đó, là các bé thi trượt. Chúc mừng các mẹ có con thi đậu! Và cũng chúc mừng các mẹ có con thi trượt! Cái gì đã diễn ra, có nghĩa là nó đã xong! Đừng cắn đắn nhau nữa! Phần Lan, nền giáo dục top đầu thế giới, còn có hẳn 1 ngày để tôn vinh người thua cuộc, thất bại, kém may mắn. Đó là ngày 13/10 hàng năm - Day of Failure. Bộ Giáo dục Anh từ nhiều năm trước đã yêu cầu không gọi là "thi trượt", mà phải gọi là "thành công bị trì hoãn". Một thay đổi nhỏ mà vô cùng nhân văn. Vì các con sinh ra trên đời này là để sống. Không phải chỉ để thi! Các kỳ thi ở trong trường chỉ là một mảng rất nhỏ. Ngoài kia, mỗi ngày là vài bài thi. Những bài thi với chính bản thân mình, đó mới là những bài thi khó khăn nhất, khốc liệt nhất. Mình đã gặp những bạn từng học chuyên, từng du học, từng rất thành công ở tuổi học sinh, thi đâu đậu đó, là niềm hãnh diện cho cả trường, cả dòng họ. Và rồi, họ phóng lên phía trước quá nhanh với vận tốc quá lớn. Tất cả những gì đi quá nhanh đều chứa nhiều rủi ro. Mình cũng vừa đọc được tin, các trường Ivy League và một số đại học đại cương hàng đầu của Mỹ giờ đây đang phải xây dựng những chương trình chỉ để hỗ trợ những sinh viên giỏi nhất trường vượt qua những thất bại đầu đời Với họ, thất bại là một kinh nghiệm không quen thuộc, có thể làm họ tê liệt và gục ngã. Vì vậy, nếu kỳ thi này con trượt, thì xin chúc mừng! Con đã học được kinh nghiệm thất bại, và sẽ học được cách đứng lên. Thế giới luôn cân bằng, cuộc đời luôn có vay có trả, có nhân có quả. Thất bại sớm thì được làm lại sớm. 80 tuổi nhìn lại sẽ thấy, so với cả cuộc đời thì việc "thành công bị trì hoãn" 1, 2 năm chẳng đáng là bao. Như mình, nếu ngày xưa không thất bại trong việc nuôi con mập mạp, nếu ko thất bại trong hôn nhân, nếu mình làm gì thành công đó, thì bây giờ đâu thể trở thành một người mẹ luôn học hỏi, chịu khó lắng nghe và phần nào thấu hiểu những nỗi đau của bạn! Mark Zuckerberg đã có một bài phát biểu rất hay ở ĐH Harvard: “Facebook không phải là thứ đầu tiên tôi xây dựng. JK Rowling cũng bị từ chối 12 lần trước khi viết và xuất bản được Harry Porter. Beyonce cũng phải làm cả trăm bài hát mới có Halo Thành công vĩ đại nhất đến từ sự tự do thất bại”. Các cha mẹ ạ, hãy cho con mình quyền tự do thất bại! Trần Thu Hà Trượt lớp 10: Hết tương lai hay chân trời rộng mở?Ý kiến của độc giả C.A trong bài viết "Tuổi 15 tủi hổ vì trượt lớp 10: 'Tương lai nào cho con tôi?'" vừa đăng tải trên báo điện tử VietNamNet nhanh chóng trở thành chủ đề gây tranh cãi với nhiều độc giả. |