Tại phiên thảo luận tổ sáng nay về tình hình kinh tế - xã hội,ừvụôngVươngTấnViệtLolắngvềuytínvàchấtlượngbằngcấnhận định giải nhật đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) đề xuất Quốc hội, Chính phủ quan tâm chỉ đạo kiểm tra công tác đào tạo, cấp bằng tiến sĩ, phong chức danh phó giáo sư, giáo sư để đảm bảo chất lượng thực chất, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.
Đại biểu nêu vụ việc không ai ngờ tới, đó là trường hợp của ông Vương Tấn Việt.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn đặt vấn đề sự việc sử dụng bằng cấp 3 giả chỉ bị phanh phui trên các trang mạng xã hội, chứ không phải do chính cơ quan thanh tra, kiểm tra của ngành giáo dục xác minh. Theo ông, điều này cho thấy việc quản lý, đào tạo cấp bằng đại học, tiến sĩ của một số cơ sở giáo dục đại học của chúng ta cần được quan tâm nhiều hơn…
Từ vụ việc, nhiều cử tri băn khoăn, lo lắng về uy tín và chất lượng đào tạo, cấp bằng của ngành giáo dục hiện nay.
Ông Tuấn cho biết, cử tri băn khoăn ngoài trường hợp này, còn có bao nhiêu trường hợp tương tự nữa đang tồn tại? Những tiến sĩ dỏm ấy đang ở đâu? Họ đã và đang làm gì? Có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan nhà nước hay sự phát triển của cộng đồng, xã hội hay không?
Ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) đã thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp và cũng đã tự nguyện giao nộp các văn bằng để xử lý theo quy định.
Ông Việt theo học chương trình ngành Ngôn ngữ Anh, hệ đào tạo từ xa tại Trường ĐH Ngoại ngữ (nay là Trường ĐH Hà Nội) từ năm 1994-2001. Đây cũng là trường đại học đầu tiên cấp bằng cử nhân cho ông Việt. Sau đó, đến năm 2019, ông mới tiếp tục được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân ngành Luật văn bằng 2 - vừa học vừa làm, xếp loại giỏi tại Trường ĐH Luật Hà Nội.
Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo quy định của pháp luật, đồng thời rà soát quy trình tổ chức đào tạo nhằm tránh xảy ra các trường hợp tương tự.
(责任编辑:World Cup)