Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Hồi giáo Iran,ễđóntrọngthểChủtịchnướcTrươngTấnSangởPhủTổngthốbxh hạng 1 anh Hassan Rouhani, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân cùng đoàn cấp cao nước ta đã tới thủ đô Tehran bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 13-16/3.
Lễ đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.
9h30 sáng nay theo giờ Iran (tức 13h chiều 14-3, theo giờ Hà Nội), lễ đón Chủ tịch nước và đoàn cấp cao nước ta đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống.
Đúng 9h30, đoàn xe của Chủ tịch nước có mặt tại Phủ Tổng thống. Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã đón Chủ tịch nước tại nơi đỗ xe, bày tỏ vui mừng được đón Chủ tịch nước sang thăm cấp Nhà nước Iran.
Lễ đón được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Hòa trong tiếng quốc ca trầm hùng, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã mời Chủ tịch nước duyệt đội danh dự quân đội Iran.
Là 2 quốc gia có nhiều điểm tương đồng trong lịch sử, hơn 40 năm qua, quan hệ hợp tác kinh tế và ngoại giao giữa 2 nước không ngừng phát triển. Hai bên đã tiến hành trao đổi các đoàn cấp cao với nhiều chuyến thăm viếng lẫn nhau. Hai bên đã cùng chia sẻ và ủng hộ lẫn nhau trên trường quốc tế; ký kết nhiều biên bản, thỏa thuận hợp tác.
Năm 1993, hai nước đã ký thỏa thuận chung về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật. Một loạt các Hiệp định sau đó ra đời như: Hiệp định hợp tác văn hóa năm 1999, Hiệp định vận tải biển năm 2002, Biên bản ghi nhớ mở rộng hợp tác thương mại năm 2007.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Iran Hassan Rouhani
Những năm gần đây, Việt Nam và Iran nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hợp tác trong bối cảnh Iran bị các nước phương Tây cấm vận. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Iran tăng liên tục trong giai đoạn 2001-2008. Tuy nhiên, sau năm 2008, Iran bị bao vây, cấm vận, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Iran giảm sút.
Đến năm 2015, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa hai nước đạt trên 106 triệu USD. Sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân toàn diện và chính thức triển khai thỏa thuận từ ngày 16/1/2016, Liên Hợp Quốc và phương Tây dần dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran, nền kinh tế Iran đang từng bước khôi phục. Đây sẽ là điều kiện để Việt Nam và Iran mở rộng tăng cường hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trên nhiều lĩnh vực./.
Theo VOV
(责任编辑:Cúp C1)