Những trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất trong lịch sử_uk88 top
Indonesia là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất thế giới do nằm trong khu vực Vành đai lửa Thái Bình Dương. Mới đây nhất,ữngtrậnsóngthầntànpháthảmkhốcnhấttronglịchsửuk88 top sóng thần đã ập vào Eo biển Sunda, nằm giữa đảo Sumatra và Java của đất nước này tối 22/12/2018 khiến rất nhiều người thương vong.
Chính phủ Mỹ sẽ dừng hoạt động tới sang năm
Ông Trump ép bộ trưởng quốc phòng từ chức sớm
Những thay đổi ngoạn mục của Kim Jong Un trong năm 2018
Sóng thần tấn công Indonesia, thương vong lớn |
Dưới đây là những trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất trên thế giới:
- Ngày 28/9/2018: Tại thành phố Donggala và Palu, trên đảo Trung Sulawesi của Indonesia liên tục hứng chịu 2 trận động đất mạnh 6,1 độ (lúc 15h) và 7,5 độ (lúc 18h) làm rung chuyển cả khu vực. Toàn bộ vịnh đã bị tấn công bởi sóng thần với chiều cao 2,2 - 6m và vào sâu khoảng 500m tính từ bờ biển.
Số liệu của Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia (BNPB) cho biết thảm họa động đất và sóng thần ở Trung Sulawesi đã cướp đi sinh mạng của 2.073 người, làm 10.679 người bị thương, trong đó có 2.549 người bị thương nặng và 680 nạn nhân mất tích. Thành phố Palu là khu vực có số người thiệt mạng cao nhất vì nằm ven biển.
Trận động đất, sóng thần cũng phá hủy tổng cộng 65.733 căn nhà cùng nhiều công trình xây dựng trong khu vực. Hơn 70.000 người đã bị đẩy vào cảnh màn trời chiếu đất.
Ngày 12/10, Indonesia đã quyết định dừng các hoạt động tìm kiếm nạn nhân mất tích trong trận động đất và sóng thần này.
- Hơn 7 năm trôi qua nhưng thảm họa kép động đất, sóng thần Nhật Bản vẫn là nỗi kinh hoàng của người dân đất nước mặt trời mọc. Ngày 11/3/2011, động đất mạnh 9 độ gây sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Trong vòng một giờ xảy ra động đất, các thị trấn dọc bờ biển đều bị những đợt sóng khổng lồ san phẳng. Những ngọn sóng cao 4 - 5 m liên tiếp ập lên nhà cửa và những cánh đồng. Ở mức cao nhất, sóng thần tại Miyako, Iwate, được ước tính cao đến 40 m.
Ngày 10/2/2014, Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản xác nhận 15.884 người thiệt mạng, 6.148 người bị thương và 2.633 người mất tích, 127.290 ngôi nhà bị tàn phá.
Thảm họa đã gây ra các sự cố liên tiếp tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 và 2, đồng thời khiến nhiều nhà máy điện hạt nhân khác phải ngừng hoạt động.
Thảm họa kép ngày 11/3/2011 đã khiến toàn bộ đất nước Nhật Bản rơi vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
China.org.cn xếp thiên tai này ở vị trí thứ 2 trong 10 trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 20 tới nay.
- Vào lúc 3h34 ngày 27/2/2010: Động đất tại Chile xảy ra ngoài khơi vùng biển Maule với độ mạnh 8,8 độ và diễn ra trong vòng 3 phút. Động đất kéo theo sóng thần tàn phá các tỉnh ven biển ở miền nam và miền trung. Chile cũng đưa ra cảnh báo sóng thần ở 53 quốc gia.
Theo các nguồn tin chính thức, số người thiệt mạng trong thảm họa này là 525 người và 25 người khác mất tích.
- Ngày 17/7/2006: Động đất 7,7 độ gây sóng thần ở vùng biển phía nam của đảo Java, Indonesia. Sóng cao hơn 3 m và tiến sâu vào đất liền khoảng 200 m tàn phá làng mạc, nhà cửa và khiến hơn 668 người thiệt mạng, ít nhất 65 người mất tích.
- Ngày 26/12/2004: Một trận động đất 9,2 độ Richter xảy ra tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia và cướp sinh mạng của hơn 225.000 người. Sóng cao tới 30 m tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác. Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), năng lượng khổng lồ tỏa ra từ trận động đất này được ví tương đương với năng lượng của 23.000 quả bom nguyên tử từng thả xuống Hiroshima, Nhật Bản.
China.org.cn xếp trận đại sóng thần Ấn Độ Dương ở vị trí thứ nhất vì sức hủy diệt kinh hoàng mà nó gây ra cho con người.
- Ngày 17/7/1998: Động đất mạnh 7,1 độ gây sóng thần lớn cướp sinh mạng của hơn 2.200 người gần khu vực Aitape ở bờ biển Tây Bắc Papua New Guinea. Thêm vào đó, thiên tai này còn khiến hàng nghìn người bị thương, 500 người mất tích và 9.500 người mất nhà cửa.
- Ngày 12/7/1993: Động đất mạnh 7,8 độ làm rung chuyển bờ biển Hokkaido và hòn đảo Okushiri của Nhật Bản kéo theo sóng thần. Trong vòng 5 phút, những con sóng lớn đã tấn công bờ biển Okushiri và Hokkaido.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản đưa ra cảnh báo nhưng quá muộn đối với người dân ở Okushiri. Sóng thần đã tràn vào nhiều vùng của khu vực này khiến 165 người thiệt mạng.
- Một trận động đất mạnh 8 độ Richter đã xảy ra ngày 16/8/1976 gần quần đảo Mindanao và Sulu của Phlippines kéo theo sóng thần. Sóng lớn cao đến 5m đã tàn phá vùng ven biển khiến hơn 8.000 người chết hoặc mất tích, 10.000 người bị thương, 90.000 người mất nhà cửa. Đây là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất lịch sử Philippines.
- Một trận động đất mạnh 9,2 độ được ghi nhận tại Alaska, Mỹ ngày 27/3/1964 khiến nhiều nhà cửa rung chuyển sau đó sập. Sóng thần do động đất gây ra khiến 139 người tử vong. Trận địa chấn này được đánh giá là mạnh nhất trong lịch sử Mỹ và Bắc Mỹ.
- Ngày 22/5/1960: Cơn đại địa chấn mạnh 9,5 độ xuất hiện tại thành phố Valvia, Chile trong vòng 10 phút và gây sóng thần. Sóng cao tới 25 m tàn phá miền nam Chile, Hawaii, Nhật Bản, Philippines, phía đông New Zealand và vùng đông nam Australia.
Khoảng 5.700 người thiệt mạng trong thảm họa này. Nhiều nguồn tin khác cho rằng số người chết lên tới 6.000. Hơn 2 triệu người mất nhà cửa vì đợt thiên tai được ví như "cơn thịnh nộ của lòng đất".
Sau động đất, sóng thần xuất hiện và tàn phá cảng Puerto Saavedra. Thảm họa gây thiệt hại khoảng 550 triệu USD cho Chile.
Một ngày sau, núi lửa Volcán Puyehue phun trào, tạo thành cột tro bụi 6.000 m và kéo dài thảm kịch thêm nhiều tuần sau đó.
- Động đất ở Sanriku, Nhật Bản mạnh 8,4 độ Richter xảy ra vào ngày 2/3/1933 tại bờ biển Sanriku. Tâm chấn cách phía đông của thành phố Kamaishi, tỉnh Iwate 290 km về phía đông.
Do nằm xa khu dân cư nên động đất không gây nhiều ảnh hưởng tới người dân. Tuy nhiên, sóng thần xảy ra sau đó gây ra cảnh tang thương. Tại tỉnh Iwate, những con sóng hung dữ cao tới 28,7 m. 1.522 người đã thiệt mạng trong thảm họa này.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Tại sao cảnh báo sóng thần Indonesia không kích hoạt?
Trong trường hợp sóng thần do động đất gây ra, mặt đất chấn động có thể là dấu hiệu cảnh báo nhưng dự báo động đất do núi lửa phun trào khó hơn rất nhiều.
相关文章
Australian Open 2022: Zverev nối gót Nadal vào vòng 3
Highlights Zverev 3-0 John Millman:Alexander Zverev không mất nhiều sức để giành vé vào vòng 3 Úc Mở2025-01-11Bác Hồ với Đảng và mùa Xuân Giáp Thìn 60 năm trước
Bác Hồ với Đảng và mùa Xuân Giáp Thìn 60 năm trướcThứ ba, 27/02/2024 - 15:22 Cách đây tròn 60 năm, v2025-01-11Trồng thứ tưởng đã biến mất ở Việt Nam, nhàn tênh mà "hốt" tiền "ầm ầm"
Trồng thứ tưởng đã biến mất ở Việt Nam, nhàn tênh mà "hốt" tiền "ầm ầm"Thứ bảy,2025-01-11Đơn vị logistics giúp nhà bán hàng bứt phá trong mùa sale
Đơn vị logistics giúp nhà bán hàng bứt phá trong mùa saleTrường ThịnhThứ hai, 28/10/2024 - 15:49 (Dâ2025-01-11Nhận định, soi kèo Al Ahli Manama vs East Riffa, 23h00 ngày 9/1: Khách chìm sâu
Hoàng Ngọc - 09/01/2025 04:49 Nhận định bóng2025-01-11Những nhân viên tiến thoái lưỡng nan với đôi "còng tay vàng"
Những nhân viên tiến thoái lưỡng nan với đôi "còng tay vàng"Quốc ĐạtThứ ba, 12/03/2024 - 12025-01-11
最新评论