Sáng 31/12,àycuốinămcôbétuổinhậnquàđặcbiệttừnhữngbácsĩbảng xếp hạng vô địch quốc gia ả rập xê út chị Nguyễn Thị Kiều (38 tuổi) đưa bé K.V đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM). Bé gọi chị Kiều là dì ruột. Mẹ của bé đã mất vì Covid-19.
Chị Kiều nhớ lại, ngày 3/8, cả gia đình 6 người đều mắc Covid-19 và được đưa vào bệnh viện dã chiến. Bé K.V cũng nhiễm bệnh nhưng được về nhà sớm. Sau 10 ngày, mẹ bé chuyển nặng và tử vong tại bệnh viện.
Ngày 22/8, K.V trở thành trẻ mồ côi. Em không có cha từ khi sinh ra. Cuộc sống của em giờ đây chỉ có thể dựa vào dì Kiều và bà ngoại.
K.V nghĩ rằng mẹ đang đi làm xa chưa về. |
“Mình nói với con là mẹ đi làm xa lắm, phải lâu lâu mới được về. Con không biết mẹ đã mất, cũng chưa hiểu mất là gì. Nhưng như vậy cũng đỡ, con sẽ bớt đau lòng”, chị Kiều xúc động.
Trước hoàn cảnh của K.V, Bệnh viện Lê Văn Thịnh và các Mạnh Thường Quân đã nhận bảo trợ em trong 5 năm tới với chi phí chăm sóc gửi trực tiếp cho gia đình. Trong sáng nay, bệnh viện đã gửi tặng chị Kiều phần tiền hỗ trợ cho bé K.V để bé có thể mua quà, bánh, áo quần cho năm mới.
Chị Kiều cho biết, chị không có ý định lấy chồng và dành thời gian nuôi dạy bé K.V thay cho chị gái. Băn khoăn lớn nhất là vấn đề kinh tế khi chăm sóc một đứa trẻ. Những hỗ trợ của bệnh viện, Mạnh Thường Quân và các tổ chức xã hội đã làm vơi đi nỗi lo này.
K.V được mua quà và áo quần cho năm mới. |
Trong sáng nay, 10 cháu bé cùng hoàn cảnh như K.V đã được bệnh viện đại diện bảo trợ trong vòng 5 năm. Các em đang trong độ tuổi đi học, ở trọ cùng cha hoặc mẹ, hoặc ông bà.
Bé N.N (13 tuổi) bị mất cha trong dịch Covid-19 vừa qua, mẹ bỏ đi. Hiện nay, N. đang ở với bà nội, em mắc hội chứng tự kỷ. Các bác sĩ đã đến tận nhà thăm hỏi, tặng quà và sẽ cùng tham gia hỗ trợ tâm lý cho N. thời gian tới.
Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, ngoài chi phí chăm sóc các bé trong 5 năm, các đơn vị còn hỗ trợ ở nhiều mặt khác.
“Nếu người thân, người nuôi dưỡng các em đau ốm, chúng tôi cũng có chế độ chăm sóc khám chữa bệnh. Nếu nhà cửa mưa dột hay thiếu thốn… chúng tôi sẽ kêu gọi để sửa sang, các con thiếu máy tính học chúng tôi cũng hỗ trợ”, bác sĩ Khanh chia sẻ.
Bác sĩ Lê Uyên Diễm, đại diện Mạnh Thường Quân cho biết, trong 4 tháng chống dịch, chị chứng kiến những mất mát hết sức đau thương. Đặc biệt, với những đứa trẻ, không có gì có thể bù đắp lại khi vắng bóng cha mẹ dạy dỗ, yêu thương.
TP.HCM đã tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tử vong và hy sinh trong đại dịch. |
Trong một lần vào xóm trọ nghèo tiêm vắc xin cho người dân, chị Diễm gặp 3 đứa trẻ mồ côi cha, sống cùng mẹ ở căn phòng 6m2. Cuộc sống rất cực nhọc. Ngay sau đó, chị đã vận động gia đình, bè bạn cùng tham gia bảo trợ cho trẻ mồ côi, thông qua Bệnh viện Lê Văn Thịnh.
“Những mất mát của các con lớn quá, mình mong san sẻ được phần nào cho các con yên tâm học hành”, chị cho hay.
Toàn TP Thủ Đức có 166 trẻ mồ côi cha hoặc mẹ sau dịch Covid-19. Chính quyền, các tổ chức xã hội, Mạnh Thường Quân với trách nhiệm và tình thương đã có những chia sẻ bằng tinh thần, vật chất đến các em. Dù không thể bù đắp sự thiếu vắng cha mẹ trên đường đời, nhưng các em sẽ không đơn độc.
Linh Giao
“Tôi rất hạnh phúc vì biết việc mình làm không đơn độc, mà sau lưng tôi còn có các bạn, cộng đồng, xã hội... luôn sẵn sàng tiếp thêm năng lượng cho tôi”.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)