Năm 2015 chứng kiến sự lao dốc của giá dầu thô thế giới,ồnthutừdầulaodốcngânsáchtrôngvàođâtỷ số america giảm mạnh từ 100 USD xuống 56,2 USD mỗi thùng, khiến phần đóng góp của ngành này chỉ còn chiếm 6% trong tổng thu. Theo đó, tổng thu từ dầu thô năm 2014 là 107.000 tỷ đồng đã giảm còn 66.000 tỷ đồng trong 2015, chỉ bằng khoảng 67% so với dự toán - mức thấp hơn cả phần nợ đọng thuế (76.000 tỷ đồng). Bộ Tài chính dự tính, thu từ dầu khí có thể sẽ còn giảm xuống sâu hơn nữa, do đó, cơ quan này đã lên phương án ngân sách cho giá dầu ở mức 30 USD mỗi thùng. Khó khăn của ngân sách trong năm 2015 và dự kiến năm 2016 có một phần nguyên nhân từ các khoản thu dầu khí. Và nỗi lo thu ngân sách Nhà nước không đủ chi thường xuyên và trả nợ trước đó đã được Chính phủ đề cập. Bên cạnh đó, nguồn thu từ khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) năm qua cũng không như kỳ vọng, chỉ đạt 128.000 tỷ đồng, bằng gần 90% so với dự toán. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn về kinh tế trong nước cũng như diễn biến giá nước ngoài, thu ngân sách Nhà nước cả năm 2015 vẫn cán đích ngoạn mục khi vượt chỉ tiêu tới gần 86.000 tỷ đồng so với kế hoạch. Lý do là bởi có sự tăng tốc về nguồn thu sử dụng đất đạt 54.200 tỷ đồng, bằng gần 140% dự toán và đóng góp ngân sách từ thuế của các doanh nghiệp lớn, trong đó có lĩnh vực viễn thông và ngân hàng. Theo bảng xếp hạng V1.000 năm 2015 - 1.000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp Tạp chí Thuế (Tổng cục Thuế) tổ chức, tổng số tiền thuế mà các doanh nghiệp đã nộp trong 2014 đạt 80.000 tỷ đồng. Riêng top 100 doanh nghiệp đóng góp khoảng hơn 50.000 tỷ đồng. Viettel là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về số đóng góp ngân sách Nhà nước. Theo đó, năm 2014, Viễn thông quân đội đóng góp tới 15.000 tỷ đồng, bằng 1/3 tổng số thuế thu được từ 100 doanh nghiệp đứng đầu. Đến 2015, số tiền mà Viettel tiếp đóng ngân sách đạt mức 37.300 tỷ đồng (gần 1,7 tỷ USD), gấp 2,5 lần so với năm trước đó. |