Ông Tạ Quang Sum,ởngạilớnnhấtcủađổimớigiáodụclàởgiáoviêti le ca cuoc nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo, Khánh Hòa cho rằng, trở ngại lớn nhất đối với đổi mới giáo dục hiện nay là ở giáo viên.
"Nhiêu khê quá, khỏi sáng tạo"
Báo cáo tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn ở tất cả các cấp học đều đạt xấp xỉ 99%.
Dù vậy, năng lực nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, một số giáo viên thiếu kỹ năng, phương pháp sư phạm.
Nhiều vấn đề về chất lượng giáo dục phổ thông đã được đưa ra mổ xẻ tại Hội thảo Giáo dục 2017. Ảnh: Lê Văn. |
Trong khi đó, Tạ Quang Sum, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo, Khánh Hòa nhận định, hiện nay, đổi mới giáo dục gặp trở ngại lớn nhất chính từ giáo viên.
"Rất nhiều giáo viên không thích đổi mới VNEN vì ảnh hưởng tới việc dạy thêm học thêm. Việc tổ chức tập huấn đổi mới không chính quy, đại khái chủ nghĩa lan rộng, không tạo ra ảnh hưởng gì mới bởi chính những con người cần phải đổi mới. Bộ có hình dung ra hết những ảnh hưởng này không?" - ông Sum nêu vấn đề.
Bà Hoàng Thị Tuyết, Trường ĐH Mở TP.HCM thì cho rằng, sự sáng tạo, đổi mới của giáo viên đang bị "đè bẹp" bởi chính những người đồng nghiệp của mình. "Những em mới về trường và muốn sáng tạo bao giờ cũng bị tổn thương vì những người đồng nghiệp trong trường không chấp nhận sáng tạo. Sáng tạo luôn phải qua một quy trình, phải thông qua tổ trưởng, khối trưởng nên nhiều người chặc lưỡi: Thôi nhiêu khê quá, khỏi sáng tạo, cứ như cũ mà làm".
Trách nhiệm chưa cao vì lương thấp
Trong khi đó, nhiều đại biểu cho rằng, tiền lương thấp, chế độ đãi ngộ kém cũng là nguyên nhân khiến giáo viên hiện nay thiếu động lực, trách nhiệm với công việc của mình.