Đi xem tọa đàm Talk&Think :"Định vị lại nền giáo dục Việt Nam"(diễn ra cuối tuần qua) và đoán già đoán non trong khán phòng có bao nhiêu phần trăm là sinh viên,ômnayconhọcđượcđiềugìkết quả giải vô địch quốc gia tây ban nha bao nhiêu người là doanh nhân, trí thức...
Nhưng mà sau phần hỏi đáp thì nhận ra một điều là hầu hết khán phòng là sinh viên hoặc những người mới ra trường vài năm.
Nên buồn hay nên vui, hay cứ tạm chấp nhận là do công tác PR chưa đủ?. Rất nhiều câu hỏi liên quan đến giáo dục Đđi học nhưng dường như thay cái ngọn đó chỉ là giải pháp tình thế.
Ngồi trên xe bus về nhà, tôi suy nghĩ thêm một chút. Có lẽ phải thay đổi từ cái gốc là việc giáo dục con cái từ lúc nhỏ.
Hôm nọ đọc bài về giáo dục Nhật Bản, có chi tiết trẻ con Nhật được học cách sử dụng những thứ nguy hiểm như dao từ khi còn nhỏ.
Người Việt mình thì muôn đời bảo: "Nguy hiểm lắm, đừng có động vào!". Tình thương không thôi là không đủ. Cuộc sống sau này đâu có ai bảo mình cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì thân thiện, cái gì nguy hiểm đâu. Nguồn gốc của sự học hỏi là sự chủ động từ mỗi cá nhân. Và cha mẹ phải thúc đấy quá trình tự học hỏi của trẻ.