Công ty chứng khoán SSI cho biết,ảnhbáovềnhữngchiêuthứclừađảotrênmạngmàngườidùngdễsậpbẫkeo nha cai.de xuất hiện hình thức lừa đảo mới với phương thức mạo danh nhân viên/Bộ phận tuyển dụng của công ty SSI để yêu cầu tải ứng dụng kiếm tiền.
Theo đó, các đối tượng lừa đảo dụ dỗ người dùng tải ứng dụng mang tên DingTalk để like, thả tim, follow, tăng tương tác cho các bài post của công ty trên ứng dụng này để kiếm tiền. Trong thông tin cảnh báo gửi tới nhiều khách hàng, phía SSI cho hay công ty không yêu cầu hoặc tuyển dụng nhân viên tải bất kỳ ứng dụng nào để tăng like/ bình luận/ tương tác trên bất kỳ nền tảng mạng xã hội.
Đồng thời, khuyến cáo khách hàng không tải/cài đặt ứng dụng và cung cấp thông tin cho các đối tượng lừa đảo.
Rộ chiêu thức lừa đảo tải ứng dụng, thả tim, follow để kiếm tiền |
Momo cũng phát đi cảnh báo đến người dùng về các chiêu thức mạo danh, lừa đảo mới. Theo cảnh báo này, các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn mạo danh ví MoMo (tên hiển thị email với domain là …@gmail.com) để gửi cho khách hàng với tiêu đề "Hỗ trợ mùa dịch - Cùng nhau vượt qua Covid" trị giá 1 triệu đồng và yêu cầu người dùng để nhận được tiền hỗ trợ cần bấm vào đường link lạ.
Ngoài ra, đối tượng lừa đảo cũng giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ giải quyết sự cố. Sau đó, kẻ xấu yêu cầu khách hàng nhắn tin theo một số cú pháp để chiếm thông tin, quyền điều khiển nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Mục tiêu của các đối tượng lừa đảo là lợi dụng sự cả tin của người dùng để đánh cắp thông tin gồm mật khẩu và mã xác thực (OTP) nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Ngoài ra, với các thông tin cá nhân chiếm đoạt được, các đối tượng lừa đảo có thể dùng để vay tiền tại các tổ chức và các ứng dụng khác, khi đó người dùng sẽ phải “gánh” khoản nợ của các đối tượng này.
Nguyên nhân khiến tội phạm lừa đảo vẫn tồn tại và có xu hướng gia tăng do công tác tuyên truyền chưa được sâu, rộng dẫn đến việc người dân chưa hiểu biết và cập nhật đầy đủ. Một số văn bản quy phạm pháp luật trên một số lĩnh vực liên quan còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn nên tội phạm lừa đảo lợi dụng hoạt động.
Công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, an ninh mạng, đất đai, công chứng… còn sơ hở. Quy định của pháp luật về xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng, xử lý chưa được hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Cảnh báo 8 thủ đoạn lừa đảo qua mạng
Theo Bộ Công an, hoạt động lừa đảo trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng, các đối tượng thường sử dụng 8 thủ đoạn sau:
1. Giả mạo các trang thông tin điện tử cơ quan, doanh nghiệp (bảo hiểm xã hội, ngân hàng…) đánh cắp, chiếm đoạt thông tin dữ liệu cá nhân của người đăng nhập; hoặc thiết lập các trạm BTS viễn thông giả mạo để phát tán tin nhắn thương hiệu (SMS Branname) của các ngân hàng để đánh cắp thông tin, tài khoản người dùng sau đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
2. Thông qua hoạt động của các sàn đầu tư chứng khoán quốc tế, giao dịch vàng, ngoại hối, quyền chọn nhị phân (BO), giao dịch tiền ảo, dự án bất động sản… hoặc hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép qua mạng để quảng cáo, lôi kéo số lượng lớn người tham gia đầu tư, kinh doanh (với cam kết về các khoản lợi nhuận rất lớn, số tiền đầu tư ít) nhằm mục đích lừa đảo.
3. Đăng tin tuyển cộng tác viên bán hàng online trên các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok…), nhận việc làm tại nhà, bỏ tiền tạm ứng hoặc thanh toán trước đơn hàng khoảng vài trăm nghìn để đặt hàng, sau đó nhận tiền công kèm theo lãi đơn hàng và tiền thưởng. Tuy nhiên, sau khi thanh toán đơn hàng và đặt hàng, nạn nhân bị chiếm đoạt số tiền tạm ứng hoặc thanh toán đơn hàng.
4. Sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội. Sau đó, nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; hoặc chiếm đoạt quyền sử dụng SIM điện thoại bằng cách gọi điện tư vấn chuyển đổi hoặc nâng cấp SIM điện thoại sang mạng 4G miễn phí, từ đó chiếm đoạt mật khẩu tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản mạng xã hội để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
5. Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện qua giao thức VoIP để hăm dọa bị hại có liên quan đến các vụ án đang điều tra, yêu cầu bị hại chuyển tiền đến các tài khoản do các đối tượng chỉ định hoặc yêu cầu cung cấp mã OTP để xác thực chuyển tiền để kiểm tra, xác minh sau đó chiếm đoạt.
6. Thông qua hoạt động thương mại điện tử để rao bán hàng giả, hàng nhái, chào bán thiết bị y tế, dược phẩm phòng, chống dịch hoặc rao bán vé máy bay chiếm đoạt tiền của người tham gia giao dịch.
7. Sử dụng các thông tin trên thẻ căn cước công dân (CCCD) để lừa đảo, các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để thu thập hình ảnh CCCD của người dân. Sau đó, sử dụng thông tin trên CCCD để đăng ký mã số thuế ảo hoặc để vay tiền các tổ chức tín dụng trên mạng xã hội với lãi suất “cắt cổ” hoặc sử dụng thông tin để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
8. Thủ đoạn cố ý chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng để lừa đảo: các đối tượng cố ý chuyển nhầm một khoản tiền vào tài khoản của bị hại, rồi giả danh là người thu hồi nợ, yêu cầu người nhận trả lại số tiền kia như một khoản vay với lãi suất “cắt cổ”.
Linh Đan
(责任编辑:Nhà cái uy tín)