- 2 trong số 3 bệnh nhân vào BV Bạch Mai cấp cứu đã tử vong do tự ý uống thuốc Tiểu đường hoàn trị tiểu đường.
BS Phạm Thế Thạch,ườichếtvìuốngTiểuđườnghoàntrịtiểuđườkeo nha cai . de Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai cho biết, từ tháng 2/2018 đến nay, khoa tiếp nhận 3 bệnh nhân cấp cứu do sử dụng sản phẩm Tiểu đường hoàn trị tiểu đường, trong đó 2 trường hợp đã tử vong.
Qua kết quả xét nghiệm thuốc 2/3 bệnh nhân sử dụng, các chuyên gia phát hiện có thành phần Phenphormin - hoạt chất đã bị thế giới cấm sử dụng từ năm 1978.
Bệnh nhân đầu tiên là nam giới, 57 tuổi ở Lạng Sơn có tiền sử bị tiểu đường nhiều năm. Tuy nhiên bệnh nhân này không điều trị tây y mà tự ý mua thuốc đông y để uống vì nghe quảng cáo thuốc này giúp kiểm soát đường huyết tốt với giá 50.000 đồng/gói/tháng.
Sau khi ăn Tết Nguyên đán xong, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu viêm phổi, sốc nặng, gia đình chuyển vào BV đa khoa tỉnh Lạng Sơn cấp cứu. Tuy nhiên tình trạng không cải thiện mà tiếp tục nặng lên, bệnh nhân được chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai.
2 loại thuốc Tiểu đường hoàn bệnh nhân 72 tuổi tại Hà Nội dùng, trong đó viên màu xanh có chứa Phenphormin |
BS Thạch cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy đa tạng, nhiễm toan chuyển hoá rất nặng song bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân. Khai thác thêm bệnh sử, gia đình cho biết bệnh nhân đã có nhiều năm sử dụng sản phẩm mang tên Tiểu đường hoàn. Sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tử vong.
Trường hợp thứ 2 là nam giới 66 tuổi (Hai Bà Trưng, Hà Nội), được chuyển vào BV Bạch Mai ngày 19/10 vừa qua trong tình trạng sốc nặng, tụt huyết áp rất nặng, dùng thuốc không lên, suy hô hấp, suy thận cấp, rối loạn chuyển hoá nặng.
Bệnh nhân có tiền sử bị đái tháo đường hơn 10 năm kèm tăng huyết áp, mỡ máu. Tuy nhiên ngoài dùng thuốc của bác sĩ kê, bệnh nhân này vẫn tự ý uống thêm Tiểu đường hoàn.
Trước khi chuyển đến BV Bạch Mai, bệnh nhân vào BV Tim Hà Nội khám với triệu chứng đau bụng, đau ngực, tiêu chảy. Bác sĩ nghĩ nhồi máu cơ tim, chỉ định chụp mạch vành nhưng không tìm ra bệnh. Sau bệnh nhân sốc nặng nên chuyển đến Bạch Mai.
Bác sĩ đã chỉ định lọc máu 3 ngày liên tục nhưng tình trạng toan chuyển hoá không đỡ. Chiều 19/10, gia đình xin bệnh nhân về về để lo hậu sự.
Bệnh nhân thứ 3 là N.T.B (72 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cũng vào BV Bạch Mai cấp cứu cuối tháng 10 với các dấu hiệu tương tự. Gia đình mang thuốc Tiểu đường hoàn đến là các viên thuốc màu xanh, vàng, xét nghiệm thấy dương tính với Phenphormin.
Bệnh nhân B. nhanh chóng rơi vào hôn mê, phải thở máy, lọc máu. Đến ngày 5/11, sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân may mắn qua cơn nguy kịch, đã được rút nội khí quản.
BS Thạch nhấn mạnh, cả 3 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc Phenphormin đều có 4 biểu hiện đặc trưng: Đau bụng, sốc, suy đa tạng rất nhanh, axit lactic trong máu cao.
TS Nguyễn Quang Bảy, Phụ trách khoa Nội tiết đái tháo đường, BV Bạch Mai cho biết thêm, từ giữa thế kỷ trước, Phenphormin chiết xuất từ cây cỏ được sử dụng điều trị đái tháo đường cho các bệnh nhân tiểu đường type 2.
Tuy nhiên sau hơn 20 năm sử dụng, các bác sĩ phát hiện thuốc này gây nhiều biến chứng, đặc biệt là nhiễm toan lactic gây rối loạn chuyển hoá tất cả các cơ quan, đặc biệt là não, tim, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nên từ năm 1978, toàn thế giới đã yêu cầu cấm sử dụng.
“Điều trị đái tháo đường là điều trị người bệnh chứ không phải điều trị bệnh, không thể dùng chung đơn của người khác, không được dùng thuốc không rõ ràng, không có nguồn gốc”, TS Bảy khuyến cáo.
Theo BS Bảy, tất cả những bệnh nhân mắc tiểu đường, sau 1-2 năm thường có tổn thương ở gan, mạch máu, tim nhiều mức độ. Nếu tự dùng thuốc, không căn cứ theo chức năng gan, thận thì rất nguy hiểm, có thể thúc đẩy tổn thương nặng lên hoặc gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Thúy Hạnh
Người đàn ông có tới 25 năm làm bạn với rượu bia, hậu quả bàn chân bị biến dạng khớp nặng, sùi thành ụ lớn như súp lơ.