Theờirétbệnhnhâncấpcứuvìđộtquỵngàycàngtălich thi dau giao huu clbo Tiến sĩ Võ Hồng Khôi, Giám đốc Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong đợt rét đậm (từ ngày 25/2 tới nay) số ca nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng. Trung tâm đang điều trị khoảng 400 bệnh nhân đột quỵ.
Bác sĩ Khôi cho biết cao điểm là ngày 27/2 có tới 76 ca vào cấp cứu. Số bệnh nhân nhập viện vào ngày 28/2 là 70 trường hợp. Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện viện Bạch Mai đã quá tải. Do đó, sau can thiệp bác sĩ nhanh chóng chuyển bệnh nhân sang Trung tâm Thần kinh.
Tại khoa Thần kinh, công suất giường chỉ 250 nhưng đang tiếp nhận điều trị cho gần 400 bệnh nhân. Qua giai đoạn cấp tính, các bệnh nhân sẽ được chuyển sang Trung tâm Phục hồi chức năng.
Theo đánh giá của bác sĩ Khôi, bệnh đột quỵ ngày càng tăng và trẻ hóa. Ông từng tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trẻ nhất là 11 tuổi.
Phó Giáo sư Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết số bệnh nhân đột quỵ qua các năm đều tăng. Ví dụ năm 2022, bệnh viện tiếp nhận khoảng hơn 10.900 ca, đến năm 2023 tăng lên 13.338 ca. Từ sau Tết, số bệnh nhân vẫn tăng đều.
Vị bác sĩ này cũng khẳng định thời gian cấp cứu rất quan trọng đối với bệnh nhân đột quỵ. Do đó, người xuất hiện các dấu hiệu méo miệng một bên, nói ngọng, thất ngôn, yếu liệt hoặc tê bì tay chân một bên, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
“Chúng ta không được phép mất một giây phút nào để người bệnh nằm bất động đợi chờ tự hồi phục hay điều trị theo phương pháp dân gian truyền miệng. Cơ hội để dùng thuốc tiêu sợi huyết chỉ có 4,5 giờ từ khi khởi phát. Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ có 6 giờ đầu. Nếu bệnh nhân càng đến sớm, tỷ lệ điều trị thành công càng cao”, vị chuyên gia này nói.
Những việc dễ làm nhưng phòng đột quỵ hiệu quảTại Việt Nam, trung bình, mỗi năm xảy ra hơn 200.000 ca đột quỵ và khoảng 20% trong số này tử vong do phát hiện trễ. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây đột quỵ có thể phòng ngừa được.