- Cách đây hơn 10 năm,ườimiềnnúinuôiconkiểuNhậlịch đá bóng vn hôm nay tôi cũng thường tham gia đoàn đi dọc Tây Bắc. Với những hồ hởi và nhiệt huyết tuổi trẻ, sẵn lòng làm mọi việc có thể để giúp đồng bào vùng cao bớt lạnh, đỡ khổ.
Rồi thì từ những việc làm nhỏ, mong muốn cả cộng đồng chung tay giúp sức mang ấm áp đến những nơi lạnh lẽo và hoang vu...
Mộng tưởng là thế, khi chưa bắt đầu đi, khi chưa đến nơi, mới chỉ nhìn ảnh, mường tượng cảnh một gian nhà cô quạnh giữa bao la trời đất, những đứa trẻ mặt lấm lem bùn nhưng thông minh, đáng yêu thế, giá chúng được học hành tử tế thì giỏi giang nào kém gì ai. Còn thực tế lại là một câu chuyện dài...
Chơi tuyết ở bản Sâu Chua (xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai). Ảnh: Huy Trường |
Tại nơi tập trung đông khách du lịch như Sapa, Sín Chải - các bé được đào tạo bài bản với ngoại ngữ 1 là tiếng Kinh, ngoại ngữ 2 là tiếng Anh, và còn có thể nói được 1, 2 câu tiếng Pháp, Nhật, Hàn... Khả năng học và nói ngoại ngữ của người dân tộc thực sự rất đáng nể.
Lần đến Sapa đầu tiên, một vài em bé đến và ngọng ngịu nói với tôi: "Cô đẹp lắm. Tặng cô." Thấy cảm động và thương quá, liền lấy một cái vòng đeo tay và đưa 50 ngàn cho một đứa nhỏ nhất đám. Bé nói: "Không có tiền"(ý nói tiền trả lại). Tôi đáp: "Không cần. Cho con".Bé liền rẽ đám trẻ chạy vụt đi, tôi ngẩng lên nhìn theo, thoáng cái đã thấy bé ở phía đằng xa, tay đưa tờ tiền cho một người đàn ông, đương thì ngậm tẩu thuốc. Chẳng rõ đó là cha bé, hay là gì...
Sau lần đó, mỗi khi có việc trở lại Sapa, thấy tụi trẻ chạy theo hàng đàn, với những mắt đen hạt nhãn ngơ ngác, vẫn cái âm điệu ngọng ngịu: "Cho cô", "Tặng cô"- tôi lại thấy giật mình. Và bất giác đưa mắt nhìn quanh, thấy như có một cặp mắt diều hâu đâu đó, đang dõi theo lũ gà con.
Cũng từ đó, tôi không mua, hay cho bọn trẻ con khi thấy chúng bán hàng hay đi ăn xin nữa. Bởi tôi biết rằng, hành động thương hại đầy cảm tính của mình, chẳng giúp gì được cho lũ trẻ ấy, mà chỉ tiếp tay cho những người lớn, tiếp tục dùng lũ trẻ làm công cụ kiếm tiền, moi móc, rỉa rói lòng thương đặt không đúng chỗ mà thôi.
Cũng về sau, khi trên đường phố Hà Nội, có dạo xuất hiện rất nhiều cảnh một phụ nữ bế đứa nhỏ đang say ngủ đi ăn xin, hoặc bán singum, rồi bị báo chí đặt nghi vấn là không phải con ruột, đứa trẻ bị hít á phiện lên cứ ngủ lơ mơ suốt... Rộ lên vậy, rồi mới không thấy cảnh những người đàn bà bồng đứa nhỏ trên tay đi xin chút lòng thương hại của khách bộ hành.
Tôi nhớ lần tới Xín Mần, đem theo rất nhiều quần áo, vào và trao trực tiếp cho người dân, không qua chính quyền phường xã. Người dân tộc rất thẳng tính, họ bỏ túi đồ ra và lựa những cái theo ý họ là thích, còn lại để trải đệm cho trâu, ngựa, hoặc làm giẻ lau, giẻ gác bếp, ủ nồi, lau thịt sống, thịt chín (thịt nướng trên bếp đều phải có nhiều giẻ để lau qua trước khi xé ra dùng, vì để lâu ngày ám nhiều khói bếp).Ngồi nói chuyện rất lâu, uống mấy lượt rượu ngô, rồi mới được ông chủ nhà kể cho nghe bao chuyện hay.
Khề khà bên khói bếp, ông chủ nhà bảo: "Quần áo được cho nhiều lắm. Dùng không hết".Hỏi: "Thế sao trẻ con vẫn cởi truồng?". Ông bảo: "Tại nó đái nhiều, không mặc đỡ phải thay". "Thế thì đội mũ cho nó chứ, lạnh thế này." "Nó không muốn đội, đội vào nó vứt ra. Chịu".
Hóa ra đâu phải mọi cái cứ trong trẻo như mình nghĩ, bọn trẻ con đó được nuôi từ bé đã quen với khí hậu khắc nghiệt, ngày thì nắng như đổ lửa, đêm nằm gió lùa hun hút.
Thế nên dẫu mùa đông người xuôi thấy lạnh cóng, thì miền ngược lại lấy đó là sự thường. Hầu như người dân tộc không ai thích mặc nhiều quần áo, vướng víu, chật chội lắm. Bọn trẻ con chỉ thích mặc một đến hai cái áo, đưa mũ cho cũng không chịu đội, chỉ thích chân trần chạy nhảy, đi dép ngượng chân đâm lại dễ ngã hơn.
Trộm nghĩ, người dân tộc có khác, khôn thật, nuôi con đúng kiểu Nhật, được tôi luyện từ nhỏ, sức đề kháng vượt trội, chẳng bị nuôi kiểu cậu ấm, cô chiêu như miền xuôi.
Lại nhớ có lần ông anh kể vụ đi làm đường giúp dân, đổ bê tông cho đường đất ở một huyện vùng cao. Năm trước năm sau quay lại, con đường bê tông cỏ mọc lún phún, người dân tộc bảo: "Đường của cán bộ làm chỉ để trâu bò đi thôi, chứ tao đi nóng chân lắm!"
Té ra, đường bê tông thì xe cộ, phương tiện dễ lưu thông đấy, nhưng với người dân tộc, quen đi chân trần, nền đất ẩm mềm mại và mát mẻ sẽ tốt hơn là đường bê tông vừa cứng vừa nóng. Thế mới thấy cái mình tưởng là tốt, là hay, mang đến cho người ta, chưa chắc đã được quý, được trọng như mình tưởng.
Tôi đến nhiều nơi, và đã đặt câu hỏi, trẻ con đúng là cần giúp thật, nhưng có lẽ, nên giúp từ người lớn, từ những người là Cha, là Mẹ chứ? Nếu không phải Cha chúng cả ngày chỉ lờ đờ bên bếp củi, với chai rượu "uống cho ấm cái bụng", không phải Mẹ chúng, một mình nhặt nhạnh đủ cách để kiếm cái ăn cho con, cho chồng, thì chúng đâu phải sống như cỏ dại thế, hồn nhiên, vô ưu lớn lên giữa bao la đại ngàn... Đó là cái sướng, hay cái khổ?
Điều đó còn tùy thuộc quan niệm của mỗi người, chủ thể và khách thể. Thật khó để áp đặt rằng cuộc sống hoang dã và có phần bản năng ấy là khổ. Những vụ tự tử vì bị tập trung về ở nhà gạch do chính phủ xây dựng cho bà con vùng cao năm nào vẫn còn đó, là một điều gì đó rất gần, để chúng ta hiểu rằng, khi muốn đem điều tốt đến cho người khác, không có nghĩa là nó chỉ tốt theo quan niệm của ta mà thôi.
"Đừng ngồi phòng sưởi nghi ngờ từ thiện"
"Tôi không nghi ngờ cái nghèo ở vùng cao nhờ những chitiết vụn vặt từ các chuyến đi đầy bất lực và ngột ngạt. Bất cứ lúcnào có thể làm được gì đó với những người nghèo là tôi và nhữngngười bạn lại sẵn sàng lên đường…"