Phó thống đốc: Lãi vay bình quân đã giảm gần 1%_vòng loại cúp c1

Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú tại phiên họp báo Chính phủ chiều 7/12. Ảnh: VGP.

Đây là thông tin được Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 7/12.

TheóthốngđốcLãivaybìnhquânđãgiảmgầvòng loại cúp c1o Phó thống đốc, năm 2024 khởi đầu có những khó khăn, nhưng đến nay câu chuyện tăng trưởng tín dụng đã được giải quyết tích cực cùng sự phát triển của nền kinh tế.

Tăng trưởng tín dụng năm nay tương đối hài hòa với nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, cho thấy vai trò tín dụng gắn chặt với hỗ trợ nền kinh tế, kiểm soát lạm phát.

Theo Phó thống đốc, tính đến ngày 29/11, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế vào khoảng 11,9%, còn đến nay (7/12), chỉ tiêu tăng trưởng này đã đạt 12,5% so với đầu năm. Đây là mức tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước (cùng thời điểm năm 2023 tăng khoảng 9%).

Với kết quả trên, hiện tổng dư nợ toàn nền kinh tế vào khoảng 15,3 triệu tỷ đồng, số huy động vốn đạt khoảng 14,8 triệu tỷ đồng, tăng 7,36% so với đầu năm.

“Tốc độ tăng dư nợ cao hơn khá nhiều huy động vốn, cho thấy ngoài việc các ngân hàng huy động vốn từ dân cư thì NHNN cũng phải hỗ trợ thanh khoản cho thị trường thông qua các công cụ chính sách điều hành”, Phó thống đốc Tú nói.

Chia sẻ về lý do tín dụng tăng trưởng nhanh gần đây, lãnh đạo NHNN cho biết nền kinh tế hiện có nhiều thuận lợi, xuất khẩu tăng mạnh, các doanh nghiệp đã phục hồi trở lại như giai đoạn trước dịch Covid-19. Nền kinh tế khởi sắc giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, vay vốn, từ đó tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Bên cạnh các chính sách điều hành đồng bộ, quyết liệt của Thủ tướng, Chính phủ, tăng trưởng tín dụng cũng được hỗ trợ nhờ các biện pháp điều hành của NHNN. Trong đó, nhà điều hành đặt mục tiêu tăng trưởng cả năm ở mức 15% và giao hết hạn mức tăng trưởng cho các ngân hàng ngay từ đầu năm.

Với giải pháp này, các ngân hàng thương mại được chủ động phân bổ tín dụng, tự xác định nhu cầu vốn của nền kinh tế, khả năng huy động vốn của ngân hàng, từ đó cho vay ra thị trường.

Ngoài ra, nhờ chính sách điều hành lãi suất hài hòa, lãi suất cho vay đã giảm tích cực. Hiện lãi suất cho vay bình quân đã giảm 0,96% so với đầu năm. Đây là lý do giúp doanh nghiệp hạ chi phí đầu vào và tích cực vay vốn đầu tư kinh doanh hơn.

Phó thống đốc cũng đánh giá các biện pháp hỗ trợ về tín dụng, lãi suất trong năm 2023 và các biện pháp mới áp dụng năm 2024 đã phát huy hiệu quả, được các doanh nghiệp đón nhận. Từ đó, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tín dụng sản xuất và cả tín dụng tiêu dùng.

Lãnh đạo cơ quan quản lý tiền tệ nhấn mạnh đã thúc đẩy tín dụng trong một số lĩnh vực, kể cả bất động sản, chứng khoán. “Dù vẫn kiểm soát chặt tín dụng bất động sản và chứng khoán để đảm bảo kiểm soát rủi ro, nhưng vẫn cần tạo điều kiện cho các lĩnh vực này. Đây cũng là một trong những mục tiêu để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ kinh tế phục hồi”, Phó thống đốc nói.

Với tốc độ tăng trưởng tín dụng kể trên, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm nay có thể đạt được.

NNHN tiếp tục nới room tín dụng cho nhiều nhà băng

Ngày 28/11, NHNN thông báo tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng. Việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của NHNN mà các ngân hàng không cần đề nghị.

La liga
上一篇:Mitsubishi Xpander hầm hố với gói độ gần 80 triệu đồng
下一篇:Mỹ, Trung tập trận chung