Những hình tượng chằn tinh,ữngvaiphảndiệntrởnêncựcdễthươngtrongcácbộphimhoạthìsoi kèo ac milan vs as roma kẻ khổng lồ, chằn tinh trong cổ tích hay thần thoại từ lâu đều bị gán là nhân vật phản diện, người xấu. Trong thế giới không có sự giới hạn nào dành cho trí tưởng tượng của phim hoạt hình, nhiều kẻ phản diện vốn được mặc định là độc ác lại được “bẻ lái” và xây dựng thành một hình tượng mới đáng yêu hơn. Trolls trong bộ phim cùng tên, hay Elsa trong Frozen là những ví dụ điển hình nhất.
1. Quỷ lùn tinh nghịch – Trolls (2016)
Trolls là bộ phim có chủ đề nhạc kịch hài hước, kể về bộ tộc quỷ lùn đa dạng màu sắc và có bộ tóc biến hóa thần kỳ. Như với mọi sinh vật tí hon khác, nỗi ám ảnh, sợ hãi to lớn nhất của các quỷ lùn chính là bị bọn khổng lồ Bergen săn bắt.
Trong thần thoại Bắc Âu, từ “troll” được dùng để gọi chung cho cả lũ quỷ lùn lẫn những gã khổng lồ sống trên núi. Điểm chung của chúng là đều xấu xí, hung tợn; một số chỉ dừng ở mức phá hoại cuộc sống dân làng, số khác ghê rợn hơn còn cho con người vào… thực đơn chính của mình.
2. Các chú Minion – Minions (2015)
Đội quân da vàng tròn trĩnh và lắm mồm Minion vốn là nhân vật phụ góp vui trong Despicable Me (2010, đồng thời cũng là “kép chính” trong phim riêng của mình. Chúng là những sinh vật xuất hiện từ thời cổ đại, lẽ sống duy nhất của các minion chính là tìm ra ác nhân vĩ đại để phụng sự. Xui rủi thay, vì tính hậu đậu mà chúng luôn vô tình “triệt hạ” luôn chủ nhân của mình.
Trong văn hóa giải trí Mỹ từ văn học cho đến phim ảnh, “minion” thường dùng để chỉ những tên tay sai mù quáng trung thành với một siêu phản diện cuồng bạo, thậm chí sẵn sàng hy sinh cho mưu đồ của bọn khoa học điên hay thiên tài độc ác này. Vì thường được miêu tả là làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, họ thường mặc trang phục bảo hộ giống nhau và không bao giờ chiếc kính tròn bảo hộ mắt.
3. Elsa – Frozen (2013)
Bà Chúa Tuyết trong các câu chuyện cổ tích sở hữu một trái tim lạnh lùng, luôn được nhớ đến như một trong những phản diện tiêu biểu nhất của thế giới cổ tích phương Tây.
Nhưng với phiên bản của Disney, nàng Elsa là một công chúa có tính cách phức tạp và dễ bị tổn thương, cô có khả năng kỳ diệu tạo ra và điều khiển băng giá. Trong một lần chơi đùa, Elsa vô tình làm em gái bị thương. Nàng tự nhốt mình trong phòng trong rất nhiều năm liền để can ngăn sức mạnh ngày càng lớn dần. Frozen đã đoạt giải Oscar 2014 ở hai hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất.
4. Wreck-it Ralph – Wreck-it Ralph (2012)
Mọi game điện tử, nhất là game thùng ngày xưa đều cần một “trùm cuối”, và anh chàng to xác Ralph đại diện cho những kẻ xấu này Ralph là một anh chàng phản diện trong trò chơi Fix it Felix, Jr. Quá chán nản với việc mãi chỉ là người xấu, không được nhận huy chương, bị mọi người xa lánh và chỉ sống ở bãi rác, Ralph muốn có sự thay đổi, anh cũng muốn được nhận huy chương và sống cùng mọi người.
Wreck-It Ralph là một bộ phim hoạt hình hiếm hoi khai thác sâu về tuyến phản diện, các nhân vật người xấu đều có tiếng nói, thể hiện được quan điểm tâm tư và những suy nghĩ “tốt trong xấu” trong thế giới của trò chơi. Wreck-it Ralph đã nhận được hai đề cử Phim hoạt hình xuất sắc nhất ở giải Oscar và Quả Cầu Vàng.
5. Rồng – How to Train Your Dragon (2010)
Theo văn hóa phương Tây, loài rồng được xem là biểu tượng của cái ác và sự chết chóc, hủy diệt. Nhưng sự sáng tạo của các nhà làm phim không bao giờ có giới hạn, trong câu chuyện của đạo diễn chú rồng Toothless của How to train your dragon là một sinh vật đáng yêu và hiền lành.
Tuy được mệnh danh là Quỷ Đêm và là nỗi sợ hãi của dân làng Viking thì đứng trước Hiccup, Toothless thực chất chỉ là một đứa trẻ nghịch ngợm và ham chơi. Tình bạn của Hiccup và Toothless đã xóa nhòa định kiến về loài rồng, sự kiên trì của Hiccup đã xóa bỏ được tập quán săn rồng và xứ Viking trở thành thiên đường của các chú rồng dũng mãnh nơi con người và loài rồng sống hòa bình bên nhau.
6. Gã lùn Igor – Igor (2008)
Igor là một nhà khoa học lập dị và điên khùng, sinh ra với cái bướu trên lưng, gã chán nản với sự ngược đãi và lối sống rập khuôn lặp đi lặp lại của con người. Trong cuộc đời mãi làm phụ tá cho một vị giáo sư độc ác, Igor ao ước được đứng trên bục vinh quang tại lễ trao giải Khoa Học một lần. Và cơ hội đến với gã khi giáo sư chết đột ngột chỉ một tuần trước khi Hội chợ Khoa học Quỷ thường niên diễn ra, Igor bắt tay vào việc chế tạo một con quái vật khổng lồ hung dữ.
Ngược dòng lịch sử văn chương hiện đại của người Mỹ, nhân vật Igor thường là một “cái tên chung” để chỉ những tên gù làm tay sai cho các ác nhân hùng mạnh hoặc những nhà khoa học cuồng loạn, đại diện tiêu biểu là Ác quỷ Dracula và Tiến sĩ Victor Frankenstein.
7. Gã chằn tinh tốt bụng – Shrek (2001)
Chằn tinh (Ogre) trong cổ tích và thần thoại đều là những sinh vật có đường nét ngoại hình gồ ghề và ngoại cỡ. Chúng không thông minh cho lắm, nhưng lại khỏe điên đảo, thường xuyên mò xuống các thị trấn để bắt người ăn thịt.
Còn Shrek là một anh chàng cô độc, gã sống gần đầm lầy và ít giao du với ai. Cho đến khi gặp Donkey, chú lừa bướng bỉnh và lắm mồm thì cuộc đời của Shrek rẽ sang hướng khác. Gã cũng tìm được tình yêu đích thực của đời mình là công chúa Fiona, sống vui vẻ với các người bạn cổ tích khác. Shrek là phim đầu tiên đoạt Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất, hạng mục giải thưởng mới được đưa ra năm 2001.
8. Jack Skellington – The Nightmare Before Christmas (1993)
Hình ảnh một Jack Skellington cao kều, bảnh bao được lấy cảm hứng từ Slenderman – một trong những truyền thuyết đô thị (urban legend) rùng rợn nhất. Tương truyền Slenderman thường ở gần nơi có trẻ con đang chơi đùa, hắn dụ dỗ rồi lôi chúng vào nơi góc tối để ăn thịt.
Bi kịch của Giáng sinh xuất phát từ ý định điên rồ của Jack Skellington – “Vị vua bí ngô” đã chán ngấy với việc tổ chức một buổi tiệc lặp đi lặp lại từ năm này qua năm nọ. Và khi vô tình lạc đến thị trấn Giáng sinh thì hắn quyết định sẽ mang lễ hội này về với thị trấn Halloween của mình.
Với tham vọng được tổ chức Giáng sinh và giành lấy vai trò ông già Noel, Jack Skellington đã bắt cóc Ông già Noel để thực hiện kế hoạch. Nhưng Jack không hiểu hết ý nghĩa của một ngày Giáng sinh và làm sai đi bản chất của nó. Những điều tốt lành, đẹp đẽ đã bị Jack thay thế bằng những món quà kinh dị và khiến lũ trẻ ghê sợ.
The Nightmare before Christmas được sản xuất bởi Tim Burton và bộ phim được đề cử ở hai hạng mục Giải Oscar cho hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất và Giải Hugo cho tác phẩm trình diễn chính kịch xuất sắc nhất.