Thể chế số sẽ mở đường cho chuyển đổi số
Bộ TT&TT vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023,ểchếchochuyểnđổisốViệtNamđãcơbảnhìnhthànhà cái hôm nay triển khai nhiệm vụ năm 2024, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Hội nghị này không chỉ là dịp để ngành TT&TT đánh giá những việc đã làm được, còn tồn tại trong năm cũ và hoạch định đường hướng phát triển cho năm mới, mà còn là diễn đàn để đội ngũ những người làm công tác TT&TT lắng nghe ý kiến, góp ý của các cơ quan trung ương và địa phương.
Đại diện Bộ TT&TT báo cáo kết quả hoạt động nổi bật năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương cho biết, xác định rõ công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, giai đoạn vừa qua, Bộ TT&TT đã tập trung nguồn lực từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực TT&TT, đặc biệt hướng đến trọng tâm là công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
“Với tư tưởng chuyển đổi số đưa mọi thứ từ thế giới thực lên không gian mạng, Bộ TT&TT cho rằng cần tập trung xây dựng thể chế số, bởi thể chế số sẽ mở đường cho chuyển đổi số”, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương cho hay.
Theo Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương, giai đoạn từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ TT&TT đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành 3 luật. Trong đó, riêng năm 2023 đã có 2 luật được thông qua là Luật Giao dịch điện tử và Luật Viễn thông.
Từ nay đến cuối nhiệm kỳ, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tập trung xây dựng và dự kiến đề xuất, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua 4 dự án luật gồm Luật Báo chí sửa đổi, Luật Bưu chính sửa đổi, Luật Xuất bản sửa đổi và Luật Công nghiệp công nghệ số.
Bộ TT&TT cũng xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng các chiến lược phát triển ngành. Từ năm 2020 đến nay, đã có 6 chiến lược quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm chuyển đổi số quốc gia, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, an toàn an ninh mạng, bưu chính và chuyển đổi số báo chí. Dự kiến giai đoạn 2024 - 2025, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục trình 4 chiến lược quốc gia về dữ liệu số, blockchain, công nghiệp bán dẫn, phát triển hạ tầng số.
Trao đổi tại Hội nghị, ông Lê Quang Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệvà Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh, thời gian qua, Bộ TT&TT đã kiên định thực hiện các quan điểm ‘thể chế và công nghệ là động lực để chuyển đổi số’, ‘thể chế cần đi trước một bước’, và ‘chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế hơn là về công nghệ’.
Đặc biệt, năm 2023, Bộ TT&TT đã tập trung sức lực, chỉ đạo sát sao, tham mưu và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua 2 dự án luật có ý nghĩa quan trọng, gồm Luật Giao dịch điện tử sửa đổi được thông qua tháng 5/2023 và Luật Viễn thông sửa đổi được thông qua vào tháng 10/2023. Cả 2 luật này đều có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Cùng với việc nhấn mạnh một số chính sách đáng chú ý của 2 luật Giao dịch điện tử và Viễn thông mới, ông Lê Quang Huy cũng đánh giá: Luật Giao dịch điện tử là luật cơ bản về chuyển đổi số;Luật Viễn thông được mở rộng phạm vi điều chỉnh đã đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn cũng như phù hợp với xu thế chung của thế giới, đặc biệt là các xu thế hội tụ giữa kỹ thuật và công nghệ số; các chế định mới của luật này là cơ sở pháp lý để phát triển hạ tầng số.
Trước đó, trong năm 2022, Bộ TT&TT đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi, có hiệu lực từ 1/7/2023, trong đó đã quy định quản lý, phân bổ và sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số, nhất là những tần số quý hiếm. “Với 3 luật trên, dưới góc độ kỹ thuật, có thể nói thế chế cho chuyển đổi số đã cơ bản được hình thành và bắt đầu được hoàn thiện”, ông Lê Quang Huy nhận định.
3 vướng mắc ‘căn cốt’ tạo rào cản với sự nghiệp chuyển đổi số
Bên cạnh việc ghi nhận những kết quả tích cực trong kiến tạo thể chế phục vụ chuyển đổi số, ông Lê Quang Huy còn phân tích về 3 vướng mắc căn cốt về thể chế, là những rào cản với sự nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
Các vướng mắc về thể chế được Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nêu ra gồm: Các thể chế để chuyển đổi số chưa thực sự có cùng tiếng nói với các thể chế về tài chính và kinh tế; chuyển đổi số chưa thực sự bao quát, toàn diện, đồng bộ, thống nhất với các hệ thống pháp luật chuyên ngành; quan điểm cần xây dựng các cơ chế sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm soát để tranh thủ cơ hội đã được đề cập nhiều nhưng triển khai còn chậm.
Bên cạnh kiến nghị Bộ TT&TT nhanh chóng, khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn một số luật đã được Quốc hội thông qua, ông Lê Quang Huy mong rằng Bộ TT&TT thời gian tới tiếp tục chủ động phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện hệ thống pháp luật cho chuyển đổi số. Trong đó, ông Huy đặc biệt lưu ý Bộ TT&TT việc phối hợp hoàn thiện các chế định về chi tiêu tài chính cho chuyển đổi số, hoàn thiện pháp luật về đẩy mạnh chuyển đổi số trong các ngành kinh tế; tổng kết đề xuất, kiến nghị với Trung ương về hoàn thiện thể chế số chuẩn bị cho văn kiện Đại hội XIV của Đảng.
Đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường còn kiến nghị Bộ TT&TT tiếp tục nghiên cứu triển khai các thành tựu mới nhất trong công nghệ số để hỗ trợ cho công tác kiến tạo thể chế. “Về phía Ủy ban, chúng tôi sẽ luôn đồng hành với Bộ TT&TT thực hiện các việc được giao”, ông Lê Quang Huy cam kết.