Nhưng một vị thẩm phán chuyên thụ lý các vụ án về thu thập dữ liệu của những gã khổng lồ công nghệ tại Thung lũng Silicon đã đặt ra nghi vấn hôm 25/2 rằng liệu Google có minh bạch trong khâu lưu trữ thông tin cá nhân được thu thập từ người dùng hay không.
Tại phiên điều trần ở San Jose,ếđộẩndanhtrênGoogleChromekhônghoạtđộngnhưbạnnghĩkeo nha cai.5 bang California (Mỹ), Thẩm phán Lucy Koh cho biết cô luôn "bị quấy rầy" bởi các hoạt động thu thập dữ liệu của Google. Theo đó, một vụ kiện tập thể cáo buộc những cam kết, hứa hẹn về chế độ duyệt web riêng tư của Google là không đúng sự thật.
Vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại 5.000 USD cho mỗi người dùng trong hàng triệu nguyên đơn bị xâm hại quyền riêng tư từ tháng 6/2016 đến nay. Xét đến những khả năng Google bác bỏ vụ kiện, Koh nhận định sẽ thật kỳ lạ nếu công ty cho rằng mình không sử dụng thông tin cá nhân để xây dựng hồ sơ người dùng và tạo quảng cáo kiếm thêm thu nhập.
Nhiều năm qua, Google đã trở thành mục tiêu khiếu nại về chống độc quyền trong mắt các cơ quan chức năng, doanh nghiệp hay cá nhân, tổ chức. Đa phần những cáo buộc đều cho rằng Google đang lạm dụng sự thống trị trong mảng quảng cáo kỹ thuật số và tìm kiếm trực tuyến để cạnh tranh không lành mạnh.
Trước đó, Koh từng có "mối thù sâu đậm" với Google dưới tư cách là nhà phê bình chính sách bảo mật. Tiêu biểu nhất là cô đã buộc Google phải tiết lộ cách thức truy quét email để xây dựng hồ sơ và thiết lập quảng cáo.
Chế độ ẩn danh trên Google Chrome. |
Trong vụ kiện mới nhất này, Google được cho là đã dựa vào các đoạn mã có trong trang web sử dịch vụ phân tích và quảng cáo để xóa lịch sử duyệt riêng tư của người dùng nhưng vẫn âm thầm gửi chúng về máy chủ lưu trữ.
Google đã ngụy tạo để người dùng nghĩ rằng họ có thể kiểm soát quyền riêng tư dữ liệu nhiều hơn, Amanda Bonn, một luật sư đại diện cho nhóm nguyên đơn, giải trình với thẩm phán.
Phía Google cho rằng mỗi khi người dùng sử dụng chế độ duyệt ẩn danh của Chrome, một thông báo toàn trang hiện lên có nội dung như sau: "Những người khác dùng thiết bị này sẽ không nhìn thấy hoạt động của bạn... Hoạt động của bạn có thể vẫn hiển thị với: Trang web bạn truy cập/Chủ lao động hoặc trường học của bạn/ Nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn".
Điều này đồng nghĩa với việc dù người dùng có kích hoạt chế độ ẩn danh hay không thì bên thứ 3 vẫn có quyền thu thập dữ liệu và hành vi duyệt web như thường. Chỉ có một vài thay đổi nhỏ giữa 2 chế độ này. Tất cả những gì mà chế độ ẩn danh làm là xóa dấu vết trong máy tính và ngăn không cho các phiên lướt web khác sử dụng cookie của những phiên trước.
Andrew Schapiro, một luật sư của Google, cho biết chính sách bảo mật của công ty "tiết lộ rõ ràng" các hoạt động của mình cho người dùng. Một luật sư khác là Stephen Broome cho biết các chủ sở hữu trang web đã ký hợp đồng với Google để sử dụng công cụ phân tích và các dịch vụ khác. Họ đồng thời nhận thức rất rõ về việc thu thập dữ liệu được nhắc đến trong vụ kiện.
Lý luận của Broome được đưa ra nhằm hạ thấp những mối quan tâm về quyền riêng tư. Ông cũng đưa ra dẫn chứng bằng việc website reiggn của hệ thống tòa án liên bang Mỹ đã quay trở lại dùng dịch vụ của Google. Điều đó cho thấy các sản phẩm của Google an toàn và bảo mật.
Thẩm phán yêu cầu Google đưa ra một giải thích rõ ràng "về những gì họ đang làm", đồng thời bày tỏ lo ngại rằng người dùng truy cập vào trang web của tòa án đang vô tình tiết lộ thông tin cho công ty. Koh cho biết với các luật sư của Google rằng: "Tôi cần một tuyên bố chính thức từ Google về những thông tin họ đang thu thập trên người dùng đến trang web của tòa án và những gì được sử dụng".
Theo Vnreview
Hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam đã trở thành đối tượng bị tin tặc tấn công qua hình thức DDoS.
顶: 8835踩: 293
评论专区