Cứ mỗi lần đến dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6),òchuyệnvớinhữngngườitruyềnlửgiải a brazil chúng tôi - những phóng viên của Báo Bình Dương lại có dịp nhớ về những đồng chí Tổng biên tập Báo Sông Bé - Bình Dương qua các thời kỳ. Họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp sức vào thành quả chung của nền báo chí cách mạng tại địa phương. Những cống hiến của họ sẽ tiếp tục “truyền lửa” cho các thế hệ làm báo trong tỉnh hôm nay ra sức phấn đấu, học tập nhằm đáp ứng sự phát triển mới của nền báo chí theo xu thế thời đại.
Ông Huỳnh Ngọc Đáng, nguyên Tổng biên tập Báo Bình Dương trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Bình Dương. Ảnh: H.V
Ông Nguyễn Xuân Quang, nguyên Tổng biên tập Báo Sông Bé kể, thời ông làm báo, gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, từ khâu in ấn đến phương tiện tác nghiệp, nhưng được sự động viên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ông và các cộng sự, những người làm báo thời ấy đã cố gắng cho ra được tờ Báo Sông Bé khổ A3 như báo Bình Dương hiện tại, mỗi tháng 3 kỳ báo. Nội dung chủ yếu của tờ báo là tuyên truyền lịch sử cách mạng, thắng lợi kháng chiến, tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước, vận động nhân dân khôi phục sản xuất, đi kinh tế mới, vận động giãn dân từ đô thị về nông thôn. Báo chí cách mạng Sông Bé - Bình Dương ngày ấy đã làm tròn chức năng, tuyên truyền tập thể, cổ vũ tập thể, tổ chức tập thể.
Báo Sông Bé thời ông Xuân Quang có ít phóng viên nhưng về nội dung vẫn rất hay và phong phú, đa dạng. Nói về điều này, ông Quang chia sẻ: “Thời kỳ làm báo của chúng tôi dù đất nước còn nhiều khó khăn nhưng từng đồng chí trong Ban biên tập, phóng viên đều thể hiện hết mình là một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng. Yếu tố quan trọng là chúng tôi đã thu hút được “chất xám” của những nhà báo cách mạng trong khu vực. Chính họ đã giúp cho Báo Sông Bé luôn được cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh và cả khu vực đón nhận với những bài viết hay, mang ý nghĩa tuyên truyền, định hướng, vận động nhân dân khôi phục sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng bộ tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ”…
Sau thời ông Xuân Quang, Báo Sông Bé - Bình Dương tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những giai đoạn tiếp theo, nhất là trong giai đoạn 1995-2000. Đặc biệt, ngày 1-1-2004, Báo Bình Dương chính thức trở thành báo ngày, phát hành liên tục từ thứ Hai đến thứ Bảy (16 trang chính) cùng với tờ Bình Dương cuối tuần (36-50 trang). Đây là cột mốc quan trọng để Báo Bình Dương phản ánh liên tục hơi thở cuộc sống sôi động ở Bình Dương, cung cấp đến bạn đọc trong và ngoài nước các thông tin chủ trương, chính sách của tỉnh, đáp ứng sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh. Và đến giai đoạn hiện nay, Báo Bình Dương đã và đang áp dụng khá thành công mô hình mới - truyền thông đa phương tiện, là một trong những cơ quan báo Đảng địa phương đầu tiên cả nước thực hiện mô hình này. Sự kết hợp hài hòa giữa loại hình báo in, báo ảnh, báo điện tử và báo hình đã đáp ứng nhu cầu đa dạng thông tin cho nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Từ những lời kể của các đồng chí nguyên là Tổng biên tập Báo Sông Bé - Bình Dương về quá trình hình thành, phát triển của tờ báo, chúng tôi - những người đi sau luôn đặc biệt trân trọng. Họ là những người thầy, đi tiên phong trong quá trình làm báo chí cách mạng tại Bình Dương, tạo dựng lên thương hiệu Báo Sông Bé - Bình Dương - cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, tiếng nói của chính quyền và nhân dân địa phương, luôn bám sát và phản ánh được hơi thở cuộc sống… Ông Xuân Quang cho rằng, Báo Bình Dương hiện nay có rất nhiều nỗ lực để đáp ứng tốt yêu cầu của bạn đọc. Báo đã mở những chuyên mục được đánh giá cao, đang đi rất đúng hướng khi phát triển báo chí đa phương tiện, kết hợp nghe - nhìn - đọc.
Chia sẻ với phóng viên, các đồng chí nguyên là Tổng biên tập Báo Sông Bé - Bình Dương cũng cho rằng, trong xu thế báo điện tử đang lấn át báo in thì Báo Bình Dương phát triển theo mô hình tòa soạn đa phương tiện là bước đi mạnh mẽ và mang tính đột phá.
“Làm báo bây giờ khác với thời chúng tôi nhiều lắm, phóng viên đủ chuẩn, nhanh nhạy, làm chủ phương tiện để tuyên truyền trong cuộc chiến thông tin, chiến thắng các luận điệu sai trái”, ông Xuân Quang nhận định. Còn ông Huỳnh Ngọc Đáng, nguyên Tổng biên tập Báo Bình Dương, hiện là Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thì bày tỏ mong muốn thế hệ những người làm báo hôm nay cần kế thừa, tiếp tục phát huy nội lực đã có, thực hiện sứ mệnh của người làm báo chí cách mạng - những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Các nhà báo trẻ ở Báo Bình Dương cũng cần tiếp tục quyết tâm phấn đấu, giữ gìn và phát huy tốt thành quả đã đạt được để báo có những bước phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, xứng đáng với sự tin cậy mà Đảng, Nhà nước giao phó, đáp ứng sự tin yêu của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ông Huỳnh Ngọc Đáng cho rằng, để báo chí cách mạng tại địa phương phát triển hơn nữa thì việc “truyền lửa”, giúp cho phóng viên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phát huy cái tâm, cái tầm của mình là yếu tố rất quan trọng. Báo Bình Dương hiện nay đã phát triển năng động, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tỉnh. Báo đang đi đúng hướng với mô hình truyền thông đa phương tiện. Đây là nền tảng quan trọng để Báo Bình Dương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đẩy mạnh tuyên truyền, đưa chủ trương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống; định hướng tốt thông tin chính thống trước những thách thức lớn trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển như vũ bão trên phạm vi toàn cầu. “Tôi mong rằng, các thế hệ làm báo tại Báo Bình Dương tiếp tục vững tay nghề, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kỹ năng thông thạo để tiếp tục đáp ứng sự phát triển mới của nền báo chí”, ông Đáng nói.
HỒ VĂN
(责任编辑:World Cup)