Bến Nhà Rồng nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. (Ảnh: TTXVN)
Năm 1910,ìmlạidấuchânNgườiGiankhóvôcùngnhưngNgườivẫnrađkết quả bóng đá real betis trong thời gian thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, làm quan tại tỉnh Bình Định, chàng trai Nguyễn Tất Thành rời Huế vào Nam, đến thăm cha và ở lại mảnh đất này.
Khi thấy con trai đến, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã hỏi con: - “Con đến đây làm gì?” - “Con đến đây tìm cha”. Nghe vậy, cụ Sắc trìu mến nói với con: - “Nước mất không lo đi tìm, tìm cha phỏng có ích gì?”
Câu nói của cha đã thôi thúc Người phải mạnh mẽ, nhanh chóng ra đi tìm đường cứu nước.
Đất nước đẹp vô cùng nhưng Người phải ra đi. Từ Nguyễn Tất Thành trở thành Nguyễn Ái Quốc, Người ra đi để tìm ánh sáng chân lý cho dân tộc mình.
Chân lý đó là: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.
Nhà Bác Hồ - đơn sơ căn nhà nhỏ
Căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia năm 1988, được người dân Thành phố Hồ Chí Minh gọi, với cái tên gần gũi “Nhà Bác Hồ” là nơi Bác từng sống và làm việc trong 9 tháng trước khi ra đi tìm đường cứu nước.
Căn nhà này trước kia là trụ sở của Liên Thành phân cuộc, một chi nhánh của Liên Thành thương quán. Ngày 19/9/1910, được sự giúp đỡ của tổ chức Liên Thành, với giấy tờ mang tên Nguyễn Văn Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ Phan Thiết vào Sài Gòn.
Nguyễn Văn Ba đã sống ở căn nhà số 1-2-3 Quai Testard Chợ Lớn, nay là số 1-3-5 Châu Văn Liêm làm việc và chờ dịp ra nước ngoài.
Trong 9 tháng ở đây, Nguyễn Văn Ba đi làm ở một trường thợ máy, bán báo ở thương cảng Quận 5 để kiếm sống, tìm hiểu đời sống của người dân và tình hình đấu tranh của các tầng lớp lao động Nam kỳ.
Đây là thời gian hết sức quan trọng để người thanh niên Nguyễn Tất Thành có bước chuẩn bị trực tiếp về vật chất, tinh thần, phương tiện cho việc ra đi tìm đường cứu nước.
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên Văn Ba đã lên tàu Latouche Tréville trong vai trò phụ bếp, rời bến cảng Nhà Rồng ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây để tìm đường cứu nước.
110 năm đã trôi qua, nằm giản dị ở ngã tư đường Châu Văn Liêm, Quận 5, ngôi nhà được tu sửa nhưng vẫn được bảo tồn bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc theo phong cách cổ, giữ lại được kết cấu xưa, gồm có hai tầng, bề ngang khoảng 4m, sâu gần 9m.
Tầng một của di tích đặt bàn thờ cùng tranh ảnh, bản đồ về Sài Gòn xưa, các hoạt động và những trí thức có ảnh hưởng tới Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tầng hai là khu trưng bày về hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh với điểm nhấn là bức tường được vẽ Bến cảng Nhà Rồng, nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911.
Bức tranh con tàu Đô đốc Latouche-Tréville cũng được treo ở tầng hai. Trên tàu này, Bác Hồ, với tên gọi Văn Ba để học hỏi những điều tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây.
Di tích lịch sử này có giá trị rất đặc biệt, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
So với thời gian bôn ba hải ngoại sau này, khoảng thời gian 9 tháng ở căn nhà số 5 Châu Văn Liêm không dài nhưng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm hiểu thực tế về tình hình đấu tranh cách mạng trong nước trước khi ra nước ngoài.
Theo ông Huỳnh Hoàng Anh Tuấn, Trưởng Phòng Văn hóa - văn nghệ, Trung tâm văn hóa Quận 5, đơn vị quản lý trực tiếp căn nhà số 5 Châu Văn Liêm, vào các ngày lễ lớn, “Nhà Bác Hồ” thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thắp hương tưởng niệm. Nhiều bạn trẻ vinh dự được kết nạp Đảng ngay tại Di tích này.
Di tích đã được trùng tu nhiều lần, mới đây nhất là năm 2019. Hàng năm, Trung tâm văn hóa quận 5 đều tổ chức “Hành trình công dân đến với lịch sử văn hóa,” trong đó di tích số 5 Châu Văn Liêm là điểm đến thường xuyên.
Hiện ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục sưu tầm, bổ sung tư liệu để đưa Di tích số 5 Châu Văn Liêm đến với đông đảo người dân hơn.
Bến Nhà Rồng - Cửa ngõ ra thế giới
Ngày 5/6/1911, từ Bến Nhà Rồng ở Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.
Hành trình của Người đã đem lại cho dân tộc Việt Nam một con đường cứu nước đúng đắn, đưa Việt Nam trở thành một nước độc lập, tự do, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Sài Gòn vinh dự là nơi Người ra đi năm ấy, mở đầu cho một hành trình xuất dương cứu nước 30 năm của Người.
Ảnh chụp chiếc tàu Latouche Treville đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng ngày 5/6/1911. (Ảnh: TTXVN)
Việc Bác Hồ lựa chọn Sài Gòn là nơi để ra nước ngoài sau này cũng được nhiều nhà nghiên cứu lý giải bởi lúc bấy giờ Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ, nơi đây có những công ty tàu biển lớn chạy tuyến Pháp-Đông Dương nên rất thuận lợi cho việc sang Pháp. Đây cũng là vùng đất tự do hơn so với các xứ khác ở Việt Nam thời bấy giờ.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Võ Văn Sen, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn là cửa ngõ giao thương quan trọng nhất của toàn xứ Đông Dương thuộc Pháp.
Thành phố Sài Gòn vào thời kỳ hoàng kim của mình đầu thế kỷ XX là thương cảng lớn thứ tám vùng Viễn Đông, là cửa ngõ ra thế giới cho 75% lượng hàng hóa xuất khẩu của xứ Đông Dương và đã là nhà xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới.
Trong quyển ký “Từ làng Sen đến Bến cảng Nhà Rồng,” Giáo sư, Tiến sỹ Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông viết: “Bác Hồ tới Sài Gòn. Lúc đó, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định còn tách riêng bởi nhiều ruộng, kinh rạch, ao hồ và đầm lầy. Tuy dân cư thưa thớt, chợ Bến Thành chưa xây xong, chợ Sài Gòn còn rất nhỏ, nhóm họp trên nền Tổng Ngân khố ở đường Nguyễn Huệ bây giờ, nhưng Sài Gòn đã có nước máy, có đèn điện. Nhà ga xe lửa nằm giữa đường Hàm Nghi. Trên các phố chủ yếu là xe ngựa gọi là “xe kiếng,” xe thổ mộ, xe song mã và xe kéo tay... Hải cảng Sài Gòn cho hạm thuyền 3 buồm hạng lớn và tàu thủy chạy bằng hơi nước mới xây dựng.
Những năm đó, Sài Gòn là thành phố Viễn Đông tráng lệ của thực dân Pháp. Với Bác, đây vẫn là thành phố của bất công và nghèo đói. Về sau, trong những bài báo, diễn văn viết, nói ở nước ngoài, Người đã đơn cử rất nhiều trường hợp về cái gọi là khai hóa, là văn minh, là công lý của bọn thực dân ở thành phố này...”
Chia sẻ về việc giữ gìn, bảo quản di tích tại Bến Nhà Rồng, bà Lưu Thị Tuyết Trinh, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ghi nhớ sự kiện lịch sử trọng đại này cùng với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau ngày miền Nam được giải phóng, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định khôi phục Bến Nhà Rồng thành Khu di tích Bác Hồ. Năm 1982, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định thành lập Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau hơn 10 năm hoạt động, đến ngày 30/10/1995, thành phố quyết định đổi tên “Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh” thành “Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.”
Bà Trinh nhấn mạnh hơn 40 năm qua, Bảo tàng thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ chí Minh đến mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mà Người đã để lại cho dân tộc.
“Công tác trưng bày, triển lãm từng bước được đổi mới. Qua sáu lần chỉnh lý, hiện nay, hệ thống trưng bày cố định của Bảo tàng gồm bảy phòng, tám gian trưng bày phản ánh đầy đủ và sinh động những sự kiện lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba phòng nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam dành cho Bác Hồ. Đặc biệt, Phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, các sở, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân các ngày lễ trọng đại của đất nước và mỗi khi đến tham quan Bảo tàng” - bà Lưu Thị Tuyết Trinh cho biết.
Sài Gòn, nơi Người dừng chân trong thời gian ngắn nhất nhưng lại có vai trò quyết định đối với sự lựa chọn con đường cứu nước do được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin đa dạng. Còn việc Người chọn nghề phụ bếp trên tàu Latouche Tréville cũng có tính mục đích rất rõ ràng, bởi chỉ trên chiếc tàu viễn dương, người thanh niên yêu nước này mới có điều kiện đến nhiều nước khác nhau. Một điều khâm phục và ngạc nhiên, đó là Nguyễn Tất Thành - Văn Ba đi tìm đường cứu nước bằng hai bàn tay trắng. Người cũng lường trước được sự mạo hiểm và khó khăn nên đã rủ một số bạn cùng đi, ai cũng nhận lời đi cùng. Nhưng đến phút cuối thì họ lảng hết, vì họ ngợp bởi sự khó khăn trước mắt nên đều băn khoăn hỏi Người những câu rất thiết thực: “Đi bằng cách nào? Lấy gì mà sống?..." – Người giơ hai bàn tay trả lời, tất cả là ở đây./.
Theo TTXVN