Ngày Độc thân 11.11 là một trong hai lễ hội mua sắm trực tuyến lớn nhất năm ở Việt Nam và Đông Nam Á,ònngàyđếnlễhộimuasắmlớnnhàbánlodoanhsốkhôngbằngnămngoálịch thi đấu của nhật bản bên cạnh ngày 12.12. Năm nay xuất hiện thêm TikTokShop như một làn gió mới, bên cạnh những cái tên như Lazada, Shopee, Tiki. Tất cả hệ sinh thái đều đã khởi động chiến dịch, song mức tăng trưởng có thể không bằng năm ngoái.
“Năm nay kinh tế khó khăn, mục tiêu doanh thu bằng năm trước là đã thành công rồi”, ông Phạm Phan An, Giám đốc tiếp thị và thương mại điện tử Smartlink Việt Nam, cho biết. Công ty của ông An chuyên phân phối các thương hiệu điện tử, điện gia dụng như Dreame (máy hút bụi), usmile (bàn chải điện), Amazefit (đồng hồ thông minh), Bear (máy xanh sinh tố, nồi chiên không dầu),… trên các kênh mua sắm online.
Dù không kỳ vọng tăng mạnh như một năm trước, ông vẫn mong muốn đợt mua sắm này có thể mang lại doanh thu gấp đôi so với đợt 10.10 vừa qua.
Báo cáo của Criteo cũng dự báo Ngày Độc thân năm nay tại Việt Nam và khu vực khó tăng trưởng như năm ngoái. Tại Việt Nam, doanh số bán hàng ngày 10.10 tăng lên đến 48% so với doanh số trung bình theo tuần của 1 tháng trước đó. Tuy nhiên, mức tăng doanh số bán hàng năm ngoái cao hơn, ở mức 125%.
Trong khi tình hình chung có thể giảm, dự báo một số sản phẩm đặc thù có thể bị ảnh hưởng sâu hơn. Ông Tài Nguyễn, Trưởng bộ phận Marketing của OLLI Technology – startup Việt chuyên về loa thông minh, đoán mức giảm doanh số từ 30-50% so với cùng kỳ. Xu hướng mua sắm sản phẩm công nghệ tại Việt Nam đang chững lại do người dùng dè dặt hơn trong chi tiêu.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Criteo, đợt sale năm nay mức tăng trưởng không như năm ngoái có liên quan đến yếu tố khách quan. Năm trước, giãn cách khiến nhiều người chỉ có lựa chọn mua hàng online, khiến doanh số tăng đột biến. Năm nay, người dùng có thể ra đường mua sắm trực tiếp nên mức tăng trưởng online không cao bằng.
Sự góp mặt của TikTokShop cho thấy xu hướng các nền tảng đang kết hợp rõ ràng giữa mua sắm và giải trí nhằm giữ chân người dùng lâu hơn. TikTokShop lần đầu tham gia một sự kiện mua sắm lớn nên kéo khách hàng bằng những ưu đãi giảm giá bán, giảm hoặc miễn phí vận chuyển. Bên cạnh đó, nền tảng này kết hợp với một số bên như DHC, L'oreal, Di Động Việt, Kidsplaza, Điện Máy Xanh, Nerman để tung ra những sản phẩm độc quyền nhằm gia tăng cạnh tranh.
Ngược với TikTokShop, các ưu đãi về sản phẩm và giao hàng vốn đã được các nền tảng chuyên mua sắm như Shopee, Lazada tận dụng nhiều năm nay. Do đó, cả hai tạo khác biệt bằng các hoạt động giải trí.
Lazada tổ chức sự kiện âm nhạc với sự góp mặt của Trấn Thành, Hà Anh Tuấn, Đen, Tóc Tiên, Jun Phạm, Trọng Hiếu… nhằm giữ chân khách hàng. Sự kiện này cũng được tổ chức offline như một cách tiếp cận với nhóm khách hàng trực tiếp. Song song đó, sàn tổ chức sự kiện khác ở Phố đi bộ Hà Nội, để lôi kéo nhóm khách hàng offline lên online.
Shopee kết hợp với nữ ca sĩ Minh Hằng và rapper HIEUTHUHAI. Ngoài ra, sàn thương mại điện tử có lượt truy cập lớn nhất Việt Nam cũng tổ chức Ngày Độc thân trên ShopeeFood và ShopeePay để tận dụng hệ sinh thái.
Dù mức tăng trưởng trong Ngày độc thân không được như năm ngoái, song nền thương mại điện tử Việt Nam nói chung và kinh tế số nói riêng vẫn được xem là điểm sáng trong khu vực. Năm 2022, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 26% so với năm ngoái, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company. Nhờ động lực này, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD.
Hải Đăng