Đa phần với những dòng ô tô phổ thông như xe cỡ A hoặc B,ênnhânvàcáchgiảmtiếngồnkhóchịuchoôtôlich bd y các nhà sản xuất muốn tối ưu giá bán nên thường không chú trọng lắm đến việc cách âm chống ồn. Những chiếc xe này sau nhiều năm sử dụng còn có độ ồn lớn hơn bởi nhiều chi tiết bị xuống cấp, hư hỏng.
Tiếng ồn gây ra sự khó chịu, mệt mỏi cho những người ngồi trên xe. (Ảnh minh họa) |
Bỏ ra một số tiền lớn để mua xe ô tô, bất kỳ ai cũng muốn có được cảm giác êm ái, thoải mái nhất. Vậy làm thế nào để chống ồn xe hơi, nhất là đối với xe cũ?
Theo các chuyên gia, tiếng ồn trên ô tô xuất phát từ hàng chục vị trí khác nhau. Để giảm được tiếng ồn, chúng ta phải biết được nguyên nhân gây ra nó, từ đó có cách khắc phục phù hợp nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân chính và cách khắc phục:
1. Tiếng ồn từ khoang động cơ
Tiếng ồn vọng vào từ khoang động cơ là loại tiếng ồn khá phổ biến bởi khoang động cơ chỉ cách cabin một khoảng nhỏ, lại có nhiều bộ phận thông nhau như vô lăng; hộp số, chân ga, phanh, côn; hệ thống điện,… tiếng ồn bị đưa vào là không thể tránh khỏi.
Dán chống ồn nắp ca-pô là phương pháp được nhiều người áp dụng. (Ảnh: OTS) |
Để khắc phục tiếng ồn từ động cơ, nhiều chủ xe dán tấm chống ồn vào giữa hai khoang này để giảm bớt một phần âm thanh từ động cơ vọng sang khoang lái. Những tấm chống ồn này được thiết kế lồi lõm, hấp thụ âm thành để triệt tiêu tiếng vọng của động cơ.
Cẩn thận hơn, một số chủ xe còn dán tấm chống ồn cho cả mặt dưới nắp ca-pô để giảm tối đa tiếng ồn từ động cơ phát ra ngoài. Giá thành cho mỗi tấm dán cách âm, cách nhiệt này rơi vào khoảng 500 nghìn đến vài triệu đồng tuỳ dòng xe và chất lượng tấm dán.
Nhiều chuyên gia còn chỉ ra rằng, sau một thời gian hoạt động, cao su chân máy thường bị lão hoá, kém đàn hồi và dẫn tới tiếng động lớn hơn. Do đó, thay thế hoặc gia cố cao su chân máy cũng là một cách để giảm bớt tiếng ồn cho xe.
2. Tiếng ồn do các bộ phận trong xe phát ra
Đối với những chiếc xe cũ, nhiều bộ phận nhựa, kim loại trở nên xuống cấp, lọc xọc khi di chuyển. Việc khắc phục những tiếng ồn này khá phức tạp bởi nguồn phát ra có thể ở rất nhiều nơi.
Hay gặp nhất là tiếng kính của cửa xe lâu ngày không còn khít vào gioăng cửa, tạo khoảng cách và va đập vào mép cửa tạo nên tiếng “cạch cạch” khi di chuyển vào đường xấu.
Các bộ phận của xe bị rơ, mất ốc vít, gẫy lẫy,... cũng khiến khoang ca-bin bị ồn khi di chuyển |
Ở một số chiếc xe cũ, nhiều bộ phận nhựa bị cong vênh, biến dạng hoặc gãy các lẫy hãm khiến các chi tiết bị ọp ẹp, tạo ra tiếng "rè rè" hoặc "cọc cọc" khi di chuyển. Loại tiếng ồn này hay đến nhất là ở bộ phận tap-lô và tap-bi ốp bên trong các cánh cửa.
Để khắc phục những tiếng ồn này, cần “bắt bệnh” bằng tai thật kỹ để tìm xem con ốc nào bị lỏng, miếng nhựa nào bị rơ hay tấm kính nào va đập vào cửa xe để có cách cân chỉnh, sửa chữa đúng chỗ.
3. Tiếng ồn vọng lên từ mặt đường
Khi di chuyển ngoài đường, tiếng tiếp xúc của lốp xe với mặt đường phát ra những âm thành “rào rào” từ phía gầm xe rất khó chịu. Tiếng ồn này càng lớn khi xe di chuyển ở những đoạn đường xấu hoặc đi với tốc độ cao.
Các chuyên gia cho rằng, đây là loại tiếng ồn không thể khắc phục được triệt để mà chỉ giảm thiểu mà thôi. Cách dễ nhất để giảm loại tiếng ồn này là sử dụng loại lốp xe mềm, chất lượng tốt và thường xuyên chăm sóc lốp, việc này còn giúp xe đi êm ái hơn.
Một số người có điều kiện có thể khắc phục bằng cách đi phủ gầm với giá thành từ khoảng 3-4 triệu đồng/lần phủ. Sơn phủ gầm ô tô thường là một hỗn hợp dung môi dạng sệt có các thành phần gốc nhựa tổng hợp hay cao su non.
Lớp sơn đặc biệt này được cho là có tác dụng bảo vệ gầm xe tránh khỏi những nhân tố gây hại từ môi trường bên ngoài, giúp vệ sinh gầm xe dễ dàng hơn, tăng vẻ thẩm mỹ, đồng thời giảm thiểu tiếng ồn vọng lên từ phía gầm xe, bao gồm cả tiếng của ống xả.
Phủ gầm ô tô không chỉ giúp bảo vệ các bộ phận ở gầm xe mà còn có thể cách âm tốt hơn. |
4. Tiếng cọt kẹt từ khung gầm
Khi đi tốc độ cao, vào cua hoặc di chuyển trên các cung đường xóc, chiếc xe phát ra những âm thanh "cọt kẹt" từ phía gầm. Đó là dấu hiệu một số bộ phận như giảm sóc, rô-tuyn, thước lái,... có thể bị hư hỏng, cần được bảo dưỡng, thay thế.
Việc hỏng các chi tiết này không chỉ gây tiếng ồn mà để lâu còn có thể hỏng sang các bộ phận khác. Do đó, các chuyên gia về kỹ thuật ô tô khuyên rằng nên kiểm tra và khắc phục ngay khi phát hiện.
5. Tạp âm bên ngoài
Ngoài những nguyên nhân gây ồn từ các bộ phận của xe thì việc giải quyết tiếng ồn gây ra từ tác động bên ngoài cũng rất phổ biến. Tiếng ồn từ bên ngoài rất đa dạng như: Tiếng ồn đường phố, của các phương tiện giao thông, tiếng gió, tiếng mưa rơi vào xe,…
Nhiều trung tâm chăm sóc xe có dịch vụ dán chống ồn ô tô. |
Những loại tiếng ồn này chủ yếu “xâm nhập” vào trong khoang hành khách thông qua lớp khung vỏ và các cửa của xe (kể cả cửa hậu và cốp xe). Do vậy, nhiều người khắc phục bằng cách dán một lớp chống ồn cho các cửa, trần xe và thậm chí là cả sàn xe. Lớp chống ồn này được làm chủ yếu từ các vật liệu giúp tiêu âm.
Hiện, việc dán chống ồn cho 5 cửa và trần ô tô tại các trung tâm chăm sóc xe tốn khoảng 2-5 triệu đồng. Để tiết kiệm hơn, nhiều người có thể đặt hàng về và tự dán quanh xe.
Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, bản thân các tấm chống ồn này là vật liệu hút nước, nếu dán không đúng cách, để nước vào có thể khiến các bộ phận bên trong cửa xe, sàn xe bị ngấm nước, dẫn tới hoen rỉ, mục mọt.
Dán các gioăng cao su giúp cửa xe kín khít hơn |
Ngoài dán các tấm chồng ồn, nhiều người còn dán các gioăng cao su vào mép cửa xe để giảm tiếng ồn xâm nhập. Theo một số người từng sử dụng gioăng cao su để gia cố các mép cửa, việc này không chỉ giúp chiếc xe đỡ ồn mà còn khiến lượng bụi chui từ bên ngoài vào trong xe giảm hẳn.
Tiếng ồn có nguyên nhân rất đa dạng, mỗi loại xe, dòng xe sẽ có những đặc điểm riêng, do vậy cũng có những phương pháp chống ồn khác nhau. Tùy vào điều kiện tài chính và tình hình thực tế, bạn nên cân nhắc để lựa chọn phương thức chống ồn phù hợp, qua đó có được sự thoải mái nhất trong các hành trình của mình.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn hoặc có kinh nghiệm nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dùng nước lau kính chứa amoniac, bôi trực tiếp xi bóng và sáp lên bề mặt ô tô, lau chùi mọi bề mặt với cùng 1 loại dung dịch,... là những sai lầm mà nhiều người gặp phải khi tự thực hiện bảo dưỡng xe ô tô tại nhà.
(责任编辑:Cúp C2)