Chồng tôi là Việt kiều,óchamangquốctịchnướcngoàgiải vô địch tasmania úc có quốc tịch Mỹ. Tôi mới vừa sinh con nhưng đi làm khai sinh thì bên huyện báo là không được. Họ yêu cầu hoặc là chồng phải về ký thỏa thuận chọn quốc tịch cho con, hoặc là phải viết giấy thỏa thuận cho con theo quốc tịch Việt Nam và có công chứng bên Mỹ.
Hiện tại chồng tôi không về được. Tôi có xem lại quy định làm giấy khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài thì đúng là có quy định phải có văn bản thỏa thuận chọn quốc tịch cho con. Nhưng nếu cha mẹ không có thỏa thuận gì thì con đương nhiên mang quốc tịch mẹ.
Tôi có nói điều này thì cán bộ hộ tịch bảo: "Luật thì quy định vậy nhưng thành phố bắt buộc phải có văn bản thỏa thuận mới chấp nhận".
Cán bộ trả lời vậy là đúng hay sai?
(N.O, Bình Chánh, TP.HCM)
Luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn Luật sư TP.HCM) trả lời:
Điều 36 luật Hộ tịch năm 2014 qui định về thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài như sau: “Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 điều 16 của luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân”.
Nên theo qui định tại điều 36 này thì hồ sơ phải có “văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con”.
Luật sư Trần Đình Dũng |
Tuy nhiên, tại điều 16 luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 qui định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, như sau:
“Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”.
Theo tinh thần điều luật 16 này thì khi cha mẹ không thỏa thuận được rõ ràng trẻ sinh ra phải được đăng ký quốc tịch Việt Nam.
Việc chênh nhau giữa điều 36 luật Hộ tịch và điều 16 luật Quốc tịch dẫn đến khi áp dụng trong thực tế nhiều nơi không thống nhất. Nếu căn cứ luật Hộ tịch thì buộc phải có văn bản thỏa thuận của cha mẹ mới cho đăng ký khai sinh. Ngược lại nếu căn cứ luật Quốc tịch thì khi cha mẹ không có thỏa thuận vẫn được đăng ký khai sinh quốc tịch Việt Nam cho trẻ.
Hiện nay, một số nơi như TP Hà Nội khi đăng ký khai sinh cho trẻ em có yếu tố nước ngoài không buộc nộp văn bản thỏa thuận quốc tịch. Ở TP.HCM, Sở Tư pháp hiện chưa hướng dẫn rõ các quận (nơi có thẩm quyền cấp khai sinh) nên phòng tư pháp các quận đang thực hiện theo luật Hộ tịch, tức buộc phải có “văn bản thỏa thuận quốc tịch”.
Theo tôi, trong trường hợp này, áp dụng theo luật Quốc tịch là phù hợp. Vì quan hệ điều chỉnh là xác định quốc tịch cho con người chứ việc quản lý hộ tịch về quốc tịch không thể cao hơn luật Quốc tịch.
Chị N.O nên đến lại phòng tư pháp để trình bày thêm về việc qui định của luật Quốc tịch như tôi viện dẫn ở trên để phòng tư pháp tìm cách “gỡ vướng” sự chênh pháp luật cho trường hợp con chị được đăng ký khai sinh đúng thời hạn.
Đủ bằng chứng chồng cũ có con với tình nhân, khép tội thế nào
Người vợ thu thập bằng chứng việc chồng cũ ngoại tình, có con với tình nhân và tư vấn luật sư cách "xử" người bội bạc.