Khai mạc Hội nghị TW 9: Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam_xem bongda truc tuyen

  发布时间:2025-01-24 05:09:42   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Khai mạc Hội nghị TW 9: Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam_xem bongda truc tuyen。
 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phátbiểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Sáng 8-5, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đãkhai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

>> Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.

Tại hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bàn về các nội dung Tổngkết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triểnnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Đề cương các văn kiệntrình Đại hội XII của Đảng; chuẩn bị cho việc chỉ đạo tiến hành Đại hội Đảng bộcác cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng; Quy chế bầu cử trong Đảng; việclấy phiếu tín nhiệm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựngĐảng; tổng kết việc thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện,quận, phường; và một số vấn đề quan trọng khác.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểumột số nội dung có tính chất gợi mở, nêu vấn đề để Trung ương và các vị dự Hộinghị quan tâm trong quá trình nghiên cứu, thảo luận và quyết định.

Tiếp tục đổi mới, phát triển mạnhmẽ văn hóa

Tổng Bí thư nhấn mạnh với năm quan điểm chỉ đạo, mười nhiệm vụ, bốn nhómgiải pháp chủ yếu, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triểnnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã bao quát ở tầm chiếnlược những vấn đề rất cơ bản của sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam trongthời kỳ mới, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong tư duy lý luận về vănhóa của Đảng, có ý nghĩa như một cương lĩnh văn hóa của thời kỳ đổi mới.

Đến nay, sau hơn 15 năm thực hiện, rất cần tổng kết lại để có những chủtrương, quyết sách tiếp tục đổi mới, phát triển mạnh mẽ văn hóa, đáp ứng yêucầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động, tích cựchội nhập quốc tế.

Tổng Bí thư đề nghị cần bám sát Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, các Nghịquyết Đại hội và Nghị quyết Trung ương đã được ban hành, đồng thời căn cứ vàothực tiễn cuộc sống để phân tích, đánh giá và đề xuất, kiến nghị; giới hạn phạmvi các vấn đề văn hóa trong mối quan hệ với chính trị, kinh tế, xã hội, quốcphòng, an ninh, đối ngoại; trọng tâm là xây dựng con người, xây dựng môi trườngsống và làm việc (gia đình, cộng đồng, xã hội) có văn hóa, có đạo đức, vănminh, lành mạnh.

Hội nghị cần tập trung thảo luận, khẳng định những kết quả, thành tựu đãđạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại để rút kinhnghiệm. Đặc biệt, cần đánh giá đúng mức tính nghiêm trọng của tình trạng lạchậu, ngoại lai về văn hóa, những biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống, phainhạt lý tưởng cách mạng, những tiêu cực, tệ nạn xã hội, thói giả dối, bệnhthành tích,… đang có xu hướng lan rộng.

Hội nghị cần tập trung trả lời câu hỏi phải chăng trong hơn 15 năm qua,kinh tế Việt Nam có tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng vănhóa, đạo đức xã hội lại có nhiều biểu hiện xuống cấp, thậm chí có mặt nghiêmtrọng? Nếu đúng như vậy thì nguyên nhân vì sao? Vì chủ trương, chính sách, biệnpháp chưa phù hợp hay vì nhận thức, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyếtchưa tốt, chưa nghiêm? Vì tác động của mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửahội nhập quốc tế và sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, truyềnthông?...

Trên cơ sở đó và sự phân tích, dự báo về bối cảnh, tình hình trong nước,quốc tế từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Tổng Bí thư đề nghị Trung ươngxem xét, quyết định về sự cần thiết của việc kế thừa, bổ sung, phát triển Nghịquyết Trung ương 5 khóa VIII để ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và pháttriển văn hóa, con người Việt Nam, với những nội dung đổi mới cụ thể, đáp ứngyêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong thời kỳ mới.

Định hướng chuẩn bị Đại hội XIIcủa Đảng

Về chuẩn bị đề cương các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, Tổng Bí thưnêu rõ theo kế hoạch, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng sẽ diễnra vào đầu năm 2016. Đây sẽ là một sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, đấtnước Việt Nam.

Thời gian qua, thực hiện quyết định của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI,Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế-xã hội đã khẩn trương chuẩn bị các dựthảo Đề cương Báo cáo chính trị và Báo cáo kinh tế-xã hội, xin kiến Bộ Chínhtrị tiếp tục hoàn thiện và trình Trung ương xem xét, cho ý kiến tại Hội nghịnày.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gợi mở tuy mới là dự thảo đề cương sơ bộnhưng đây là bước khởi đầu rất quan trọng, định hướng cho việc chuẩn bị có chấtlượng các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Trung ương cần dành thời giannghiên cứu kỹ các tài liệu, thảo luận, cho ý kiến đối với các đề xuất cụ thểnêu trong các Tờ trình và Dự thảo Đề cương báo cáo.

Trước hết là về các vấn đề chủ đề và tư tưởng chỉ đạo của Đại hội; phươngchâm tiến hành Đại hội; tiêu đề của Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế-xã hội;kết cấu và những nội dung lớn của đề cương các báo cáo, đặc biệt là 10 vấn đềcần được tập trung nghiên cứu làm rõ trong quá trình xây dựng các văn kiện đãđược nêu trong dự thảo Đề cương báo cáo chính trị và Tờ trình của Tiểu ban Vănkiện.

Chẳng hạn như đánh giá như thế nào về việc thực hiện các chủ trương lớn,quan trọng được xác định trong Văn kiện Đại hội XI và các nghị quyết của Trungương khóa XI (đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện bakhâu đột phá chiến lược, việc điều chỉnh một số mục tiêu phát triển kinh tế- xãhội từ sau Đại hội XI…)? Khả năng và mức độ thực hiện mục tiêu tạo nền tảng đểđến năm 2020 Việt Namcơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại? Việc nhận thức và giảiquyết các vấn đề về chính sách xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hộitrong từng chính sách, từng bước phát triển? Dự báo những thuận lợi và khókhăn, thời cơ và thách thức, các nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triểncủa Việt Namtrong thời gian tới? Những nguy cơ mà Đảng đã từng cảnh báo đang diễn biến thếnào? Tình hình tư tưởng, tổ chức, hoạt động của Đảng, Nhà nước và cả hệ thốngchính trị? Các nguồn lực và giải pháp để phát huy tốt nhất, thực hiện có hiệuquả nhất các chủ trương, định hướng phát triển đất nước trong những năm sắptới? Vấn đề độc lập tự chủ và mở rộng, tăng cường hội nhập quốc tế?... Trongquá trình thảo luận, cũng cần làm rõ tính chất, mục tiêu, yêu cầu và phạm vicủa mỗi báo cáo và mối quan hệ giữa các báo cáo.

Đề cương các văn kiện trình hội nghị lần này mới nêu định hướng, có tínhchất mở với nhiều phương án khác nhau để Trung ương cho ý kiến chỉ đạo, lựachọn một bước, sau đó tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị theo quy trình, qua cácbước thảo luận tại Đại hội Đảng bộ các cấp, cuối cùng Trung ương sẽ quyết địnhđể trình ra Đại hội toàn quốc. Riêng về kết cấu của các báo cáo, cần được quyếtđịnh sớm ngay từ Hội nghị này, để kịp chuẩn bị dự thảo đề cương và biên soạnnội dung chi tiết.

Tổng Bí thư nhấn mạnh để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị vàtiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII củaĐảng, Bộ Chính trị cần ban hành Chỉ thị về vấn đề này. Đây là công việc hết sứcquan trọng, bảo đảm thành công của Đại hội Đảng bộ các cấp và góp phần chothành công của Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, cần được Trung ương choý kiến.

Thời gian qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 37của Bộ Chính trị khóa X về vấn đề này, khẳng định những kết quả, bài học kinhnghiệm cần được kế thừa, phát huy; đồng thời chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểmcần rút kinh nghiệm và kịp thời điều chỉnh. Trên cơ sở đó, xây dựng dự thảo Chỉthị mới trình Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến để hoàn chỉnh trước khi banhành.

Tổng Bí thư đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận thật cụ thể về Tờ trìnhvà Dự thảo Chỉ thị, tập trung làm rõ mục đích, yêu cầu, nội dung Đại hội đảngcác cấp và công tác chuẩn bị nhân sự, bầu cấp ủy, đặc biệt là về cơ cấu, sốlượng cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữcủa cấp ủy tỉnh, thành phố; độ tuổi tham gia cấp ủy tỉnh, thành phố (về tuổitái cử và lần đầu tham gia cấp ủy) và về bầu cử cấp ủy.

Xây dựng Đảng, chính quyền ngàycàng trong sạch, vững mạnh

Về Quy chế bầu cử trong Đảng, xuất phát từ tầm quan trọng của Quy chế đốivới tổ chức và hoạt động của Đảng và việc thi hành Điều lệ Đảng, góp phần tạosức mạnh và sự đoàn kết, thống nhất, kỷ cương trong Đảng, Ban Chấp hành Trungương đã giao Bộ Chính trị chỉ đạo việc tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiệndự thảo Quy chế trình Trung ương xem xét, thông qua tại Kỳ họp này.

Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung thảo luận kỹ, tạo sự thống nhấtcao về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau; nhấn mạnh yêu cầu quan trọng, cơbản nhất của Quy chế bầu cử trong Đảng là phải bảo đảm mọi đảng viên thực hiệnmột cách nghiêm túc, đúng đắn Điều lệ Đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dânchủ trong Đảng, làm cho Đảng thật sự là một tổ chức cách mạng chặt chẽ, kỷcương, đoàn kết, thống nhất cao.

Về tổng kết việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận,phường, Tổng Bí thư chỉ rõ thực hiện Hiến pháp 2013, tới đây Quốc hội sẽ sửađổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhiều đạo luật, trong đó có Luật Tổ chức chínhquyền địa phương, nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chínhquyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt.

Để lãnh đạo thể chế hóa thành công những nội dung đổi mới quan trọng đãđược hiến định này, hội nghị có nhiệm vụ xem xét, đánh giá kết quả tổng kếtviệc thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;đồng thời thảo luận, kết luận về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động củachính quyền địa phương thuộc 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thựchiện thí điểm, cho ý kiến về việc lựa chọn phương án tổ chức chính quyền địaphương. Yêu cầu cao nhất đối với phương án lựa chọn là phải góp phần đổi mới,nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền địa phương, phát huy quyền làm chủcủa nhân dân và đúng với quy định của Hiến pháp mới.

Lấy phiếu tín nhiệm là chủ trươngđúng đắn, cần thiết

Về thực hiện Quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnhđạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể chính trị-xã hội, Tổng Bí thư chỉ rõ qua một thời gian thực hiện,có cơ sở để khẳng định chủ trương lấy phiếu tín nhiệm là hoàn toàn đúng đắn,cần thiết, là kênh thông tin quan trọng để cấp ủy tham khảo trong đánh giá cánbộ.

Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm trong thờigian qua nhìn chung được tiến hành chặt chẽ, theo quy trình, đúng với tinh thầnNghị quyết Trung ương 4, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâmvà đồng tình, ủng hộ.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cơ bản phản ánh được mức độ tín nhiệm củatừng cá nhân trong tương quan chung giữa các chức danh tại thời điểm lấy phiếu,có tác dụng thiết thực trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chínhtrị. Tuy nhiên, đây là công việc hệ trọng, nhạy cảm, chúng ta chưa làm bao giờ,cần hết sức cẩn trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tại hội nghị lần này, BộChính trị báo cáo Trung ương kết quả thực hiện và kiến nghị chủ trương tiếp tụcthực hiện công việc này trong thời gian tới.

Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung thảo luận, khẳng định những mặtlàm được, những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, rút kinh nghiệm, cho ý kiến vềnhững vấn đề cần cân nhắc bổ sung, sửa đổi như về thời điểm lấy phiếu tínnhiệm, đối tượng lấy phiếu, nội dung, hình thức phiếu, quy trình lấy phiếu,việc công khai kết quả phiếu... Căn cứ vào ý kiến Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉđạo việc sửa đổi, bổ sung Quy định 165 để tiếp tục tiến hành tổ chức lấy phiếutín nhiệm các chức danh, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nội dung chương trình Hội nghịTrung ương lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụchính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI từ nay đến hết nhiệm kỳ, gópphần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI, chỉ đạo chuẩn bị Đại hội Đảngbộ các cấp tiến tới Đại hội XII của Đảng.

Tổng Bí thư đề nghị Trung ương và các vị tham dự Hội nghị phát huy trítuệ, tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ýkiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp./.

Theo TTXVN

相关文章

最新评论