Truyền hình OTT chật vật tìm cách giữ chân người dùng_ket qua australia a-league

![]() |
Truyền hình OTT đang rất chật vật trong việc giữ chân người dùng. Ảnh có tính minh họa: Internet |
Năm 2018 có thể coi là năm khởi sắc đối với truyền hình OTT ở châu Á khi các nhà cung cấp nội dung toàn cầu,ềnhìnhOTTchậtvậttìmcáchgiữchânngườidùket qua australia a-league các hãng truyền hình trả tiền và các công ty cung cấp dịch vụ OTT đều phát triển mạnh mẽ các dịch vụ OTT đến người dùng.
Giữa năm 2018, Disney đã mua lại Fox và mới đây đã công bố kế hoạch ra mắt dịch vụ OTT với tên gọi là Disney+. HOOQ, một dịch vụ phát trực tuyến OTT đa quốc gia giống như Netflix, được hỗ trợ bởi Sony Pictures Television, Warner Media và SingTel tiếp tục các bước đi mạnh mẽ của họ ở khu vực châu Á và Ấn Độ, và gần đây HOOQ đã ra mắt 50 kênh miễn phí ở Indonesia. HBO Go châu Á gần đây đã mở rộng dấu chân của mình bằng việc ra mắt tại Indonesia bên cạnh sự hiện diện tại các thị trường Singapore, Philippines và Hồng Kông.
Tại Việt Nam tính đến nay, hầu hết các hãng truyền hình trả tiền đều đã ra mắt ứng dụng truyền hình OTT, ngoại trừ hai dịch vụ truyền hình số vệ tinh của Tổng công ty VTC và dịch vụ truyền hình MobiTV (thuộc AVG) là chưa chính thức ra mắt ứng dụng truyền hình OTT. Các đài truyền hình lớn như VTV, VTC, HTV, Truyền hình Vĩnh Long đều đã ra dịch vụ truyền hình OTT để chiều lòng khán giả của mình.
Cho dù phát triển dịch vụ OTT là một xu hướng mà tất cả các nhà làm nội dung số đều hướng tới, nhưng thực tế các nhà cung cấp dịch vụ OTT ở Việt Nam hầu như cung cấp miễn phí là chủ yếu, số lượng dịch vụ thu phí được cũng không nhiều. Hiện chỉ có vài đơn vị Clip TV, STV Play, myK+ Now, FPT Play… là thu được phí người dùng, mức phí dao động từ 20.000 - 125.000 đồng/tháng, tùy thuộc vào gói cước của từng nhà cung cấp. Còn lại các ứng dụng khác như còn vẫn đang trong giai đoạn cung cấp miễn phí.
Trong dịch vụ OTT, nội dung là thứ cần được đầu tư để giữ chân người xem, các gói khuyến mãi và cho xem thử 1 tháng chính là vũ khí để lôi kéo khách hàng, nhưng chính nội dung mới là thứ giữ chân người dùng lâu dài. Hãng truyền hình OTT lớn nhất thế giới là Netflix đã tăng đầu tư sản xuất nội dung từ 5 tỷ USD vào năm 2015 lên 7 tỷ USD vào năm 2018. Các nhà đầu tư OTT Việt cũng sẽ phải tính bài toán đầu tư nhiều hơn cho nội dung để giữ người dùng ở lại.
相关文章
Nhận định, soi kèo Iberia vs Gareji, 22h00 ngày 14/4: Bức tranh tương phản
Hư Vân - 14/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g2025-04-18Tiếng khóc não lòng trong đêm của bé gái 15 tháng tuổi
Ngồi gọn trong lòng mẹ, mắt lấm lét nhìn người lạ. Mỗi lần gặp bác sĩ là cô bé lại khóc ré lên vì s2025-04-18Bé Nguyễn Ngọc Mai đã có tiền mua máy lọc thận
Bé Nguyễn Ngọc Mai (14 tuổi), cháu gái chị Hồng mắc phải căn bệnh suy thận giai đoạn cuối, mặc dù đã2025-04-18Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/3: MU đại chiến Man City
Lịch thi đấu vòng 3 Night Wolf V-League 2022:NgàyGiờĐộiTỷ sốĐộiVòngTrực tiếp05/0319:15Viettel2-0Sài2025-04-18Sinh vật lớn nhất Trái Đất hiện nay là một loài thực vật
Tuyết Ngân (Theo Amaze Lab)Sẽ ra sao nếu chúng ta uống sữa thay nước lọc hàng ngày?Việc sử dụng quá2025-04-18Lộ trình đi học lại của học sinh TP.HCM
UBND TP.HCM đồng ý cho học sinh trở lại trường từ ngày 4/5, tuy nhiên lộ trình phân bổ theo từng khố2025-04-18
最新评论