Chứng kiến giặc đàn áp dân ta,ýứcmãikhôngquêmu - west ham trực tiếp cướp bóc, tànphá nhà cửa, ruộng vườn nên ông Thời căm thù giặc từ rất sớm, mới 11 tuổi ôngđã tham gia kháng chiến. Trải qua từng thời kỳ với nhiều chức vụ khác nhau, đếnnay người cựu chiến binh đang an hưởng tuổi già bên gia đình nhưng vẫn khôngquên những năm tháng ở chiến trường.
Ông Nguyễn Tấn Thời
Ông Nguyễn Tấn Thời, nguyên PhóChủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh nay đã 80 tuổi, ông sống cùng gia đình tại khuphố 6, phường Phú Hòa (TP. TDM). Ghé thăm ông nhân dịp ông sắp nhận huy hiệu 65năm tuổi Đảng, nhắc về quá khứ ký ức trong ông lại hiện về. Ông nhớ lại, năm1945, khí thế yêu nước diễn ra sôi nổi để chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng 8.Hòa cùng khí thế đó, tuy chỉ mới 11 tuổi ông đã xin tham gia vào Đội Thiếu niêntiền phong. Ông thường đi diễu hành, tuyên truyền để góp phần cổ vũ cho phongtrào nổi lên rầm rộ. Nhưng sau biến cố mẹ mất ông đành quay về nhà lo cho giađình. Năm 1948, Pháp trở lại chiếm nước ta, chúng khủng bố, tàn sát những ngườitham gia kháng chiến rất tàn bạo. Trước tình hình đó ông đã kêu gọi anh em cùngtham gia kháng chiến, nhưng do tuổi còn nhỏ ông được các anh, các chú đưa vào rừnghọc văn hóa, học quân sự. Đến lúc tròn 16 tuổi ông xin được ra chiến trường,các anh lại chưa đồng ý nên cho ông vào công xưởng sửa chữa vũ khí, đạn dược đểlàm việc. Không bằng lòng ở một chỗ làm việc, một lần nữa người thanh niên trẻlại quyết tâm xin đi đánh giặc, lần này ông được phép ra chiến trường.
Người trai trẻ ra chiến trườngtrong khí thế quyết tâm cao, hừng hực lòng căm thù giặc. Trong những trận chiếnông bị thương rất nặng nên được điều về xưởng để dưỡng thương, trong thời giannày ông làm thư ký ở xưởng. Đồng thời, ông xung phong làm nhiệm vụ vận chuyểnvũ khí bằng xe bò, mặc dù thời điểm này việc vận chuyển vũ khí vô cùng nguy hiểm,giặc bắn giết trâu, bò dữ dội để ta không có phương tiện vận chuyển vũ khí,lương thực, cũng như đánh vào đòn kinh tế nước nhà. Ngoài việc này ông còn xungphong tham gia vào lực lượng bảo vệ xưởng, sẵn sàng làm nhiệm vụ chống càn khiđịch đến. Với lòng dũng cảm, không sợ hiểm nguy, xung phong nhận mọi nhiệm vụgian khó nên cấp trên quyết định cho ông đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ông bồi hồinhớ lại: “Tôi còn nhớ đó là một ngày tháng 9-1949, tôi chính thức trở thành đảngviên Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ 16 tuổi, tuy chưa am hiểu nhiều về Đảng nhưngtôi cảm thấy tự hào vô cùng, cảm giác như mình đã trưởng thành. Từ niềm tự hào ấy,tôi càng quyết tâm cống hiến hết sức mình vì hòa bình của dân tộc”.
Năm 1954 ông tập kết ra Bắc, thờikỳ này ông học thêm văn hóa từ trình độ lớp 3 ông học đến lớp 8/10; học xongông được phân công dạy văn hóa cho các anh em. Sau đó, ông còn học Trung cấpNông lâm để làm kỹ thuật trong nông trường quân đội. Đến năm 1965 trở về miềnNam chống Mỹ, lúc này ông làm Chính trị phó Đại đội 14, Tiểu đoàn 605 về bổsung cho Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 5, Sư đoàn 5 hoạt động ở Long Khánh (Bà Rịa).Lúc đó đơn vị ông thuộc trung đoàn mạnh ở phía Nam, tiêu diệt nhiều tên Mỹ, Ngụy,diệt gần 1 tiểu đoàn của bọn chư hầu Úc. Nhờ nhiều chiến công hiển hách ông đượcđưa lên những vị trí cao hơn, từ Trưởng ban Tuyên huấn, Trưởng ban Tổ chức, PhóChủ nhiệm Chính trị, Chủ nhiệm Chính trị, Phó Chính ủy rồi đến Chính ủy Trungđoàn 5. Năm 1977, Pôn Pốt đánh chiếm biên giới nước ta, trung đoàn của ông mộtlần nữa lên đường làm nhiệm vụ ở Lộc Ninh, Bù Đốp (tỉnh Bình Phước). Đánh xongPôn Pốt ông vẫn chưa được nghỉ ngơi, năm 1979 đất nước Campuchia giải phóng,ông lại được mời sang làm chuyên gia quân sự, sau đó mới về Bộ Chỉ huy quân sựtỉnh làm Phó ban Kiểm tra cho đến lúc nghỉ hưu. Về hưu ông làm Phó Chủ tịch HộiCựu chiến binh tỉnh 2 nhiệm kỳ rồi nghỉ cho đến nay.
Giờ đây, tuổi đã cao, ông sốngvui sống khỏe cùng con cháu. Nhưng một thời hào hùng đã qua ông vẫn còn nhớmãi...
N.NHƯ