Tín hiệu tốt từ thị trường ngoại
Không chỉ ăn nên làm ra ở ao nhà,ÔnglớncôngnghệViệtkiếmđượcgìtừmiếngbánhngoạbóng dsas hôm nay các “ông lớn” công nghệ Việt còn đạt được nhiều kết quả ấn tượng tại nước ngoài sau nhiều lần ném đá dò đường.
FPT là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong công cuộc viễn chinh ra nước ngoài với việc cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ từ xuất khẩu phần mềm, tích hợp hệ thống, viễn thông, phân phối... Bắt đầu ra nước ngoài từ những năm cuối của thế kỷ trước, đến nay, tập đoàn này đã có mặt ở 19 nước trên thế giới, làm ăn với hơn 400 doanh nghiệp là các tập đoàn lớn trên toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng toàn cầu hóa của FPT trong 5 năm trở lại đây luôn ghi nhận ở mức trung bình khoảng 39%/năm.
Mặc dù, lần đầu tiên sau 5 năm, tổng doanh thu và lợi nhuận của FPT có dấu hiệu giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng doanh thu và lợi nhuận từ thị trường nước ngoài vẫn tiếp tục tăng trưởng cao, lần lượt là 34% và 31%, tương đương 2.713 tỷ đồng và 377 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp lớn nhất là từ lĩnh vực Xuất khẩu phần mềm với doanh thu tăng trưởng 37% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 2.359 tỷ đồng.
Trong số các thị trường nước ngoài của FPT, Nhật Bản vẫn tiếp tục là “con gà đẻ trứng vàng”. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu từ thị trường Nhật Bản tăng trưởng ấn tượng 54% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần một nửa tổng doanh thu từ nước ngoài của FPT. Tại các thị trường mới nổi như Myanamar, Bangladesh, FPT cũng đã gặt hái được nhiều hợp đồng ấn tượng. Đơn cử như tại Bangladesh, mặc dù mới có mặt được khoảng 2 năm nhưng đến nay FPT đã nhanh chóng ký được nhiều hợp đồng với tổng trị giá hơn 50 triệu USD...
Cùng với FPT, người anh lớn Viettel sau nhiều năm tìm đường đầu tư sang châu Phi, châu Mỹ cũng đã có được những thành tích lớn tại thị trường nước ngoài. Báo cáo tài chính năm 2015 của Viettel đã ghi nhận khoảng 13% doanh thu đến từ nước ngoài. Viettel vừa mở thêm 3 thị trường mới là Tanzania, Burundi, Myanamar nâng tổng số quốc gia có mặt là 11 nước. Hiện Viettel đã nằm trong Top dẫn đầu về cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại 6/10 thị trường, đạt nhiều giải thưởng quốc tế lớn, tiêu biểu như đạt 6 giải thưởng quốc tế liên tiếp ở Mozambique (cho thương hiệu Movitel).
Trong khi FPT, Viettel đã có được những chỗ đứng nhất định tại nhiều thị trường nước ngoài thì người anh em VNPT vẫn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở một số thị trường nước ngoài như Myanmar, Campuchia, Lào, Cuba để phát triển các dịch vụ viễn thông – CNTT…. Ngày 17/7/2016, VNPT và Công ty đầu tư tài chính Slavia Capital Services (SCS) của Slovakia ký biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai bên. Đây được xem là động thái của VNPT cho chiến lược đầu tư ra nước ngoài và nhắm đến thị trường châu Âu. “Nhằm mở rộng thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh quốc tế, VNPT từng bước phát triển kinh doanh tại thị trường nước ngoài thông qua việc chủ động tìm kiếm thị trường tại các nước trong khu vực và trên thế giới đặc biệt là những quốc gia có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Việt Nam trong đó có Slovakia, quốc gia với cộng đồng trên 5000 người Việt sinh sống và làm việc. Cộng đồng người Việt tại Slovakia chính là những khách hàng tiềm năng và là cầu nối để VNPT có thể thâm nhập thị trường và cộng đồng người Việt tại các nước EU” ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT nhấn mạnh.
(责任编辑:La liga)