Xác định rõ vị trí,ôngngừngđổimớinângcaohiệuquảtuyêntruyềnmiệltd bd anh vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền miệng, trong nhiều năm qua, các cấp ủy Đảng trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo việc xây dựng, kiện toàn và quản lý hoạt động đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đặc biệt, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên thường xuyên đổi mới về nội dung và phương pháp tuyên truyền; nội dung thông tin bảo đảm được tính toàn diện, tập trung vào nhiệm vụ chính trị, nâng cao tính thời sự, tính định hướng, tính chiến đấu, tính thiết thực, phù hợp với từng đối tượng. Qua đó, góp phần tạo sự thống nhất trong nội bộ Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Lãnh đạo Công đoàn Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cho công nhân ngay tại nơi làm việc trong giờ nghỉ. Ảnh: T.D Xây dựng lực lượng nòng cốt Một trong những nội dung trong công tác tuyên truyền miệng được cấp ủy Đảng các cấp trong tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện trong thời gian qua đó là kịp thời triển khai, quán triệt thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 15- 10-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới” (gọi tắt là Chỉ thị 17-CT/TW) ; Hướng dẫn số 28-HD/BTGTW ngày 28-1-2008 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW và Chương trình hành động số 24- CTHĐ/TU về “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền nhằm nâng cao tính chiến đấu của công tác tư tưởng trong tình hình mới” của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Xác định đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là lực lượng nòng cốt, là công cụ quan trọng để thực hiện tốt công tác tuyên truyền miệng, ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, các cấp ủy quan tâm xây dựng và thường xuyên rà soát, kiện toàn để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Hiện nay, đội ngũ báo cáo viên trong toàn tỉnh là 394 đồng chí, hầu hết các báo cáo viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Trong đó, báo cáo viên Trung ương công tác tại Bình Dương gồm 5 đồng chí, báo cáo viên cấp tỉnh 37 đồng chí; báo cáo viên cấp huyện có 352 đồng chí. Trung bình, mỗi địa phương, đơn vị có từ 10 đến 30 đồng chí báo cáo viên, chủ yếu là lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện. Ngoài đội ngũ báo cáo viên của Đảng, các Đảng ủy xã, phường, thị trấn còn thành lập lực lượng tuyên truyền viên gồm các đồng chí trong ban tuyên giáo cơ sở và một số đồng chí là cán bộ cốt cán các đoàn thể, với số lượng 1.463 đồng chí. Lực lượng này đã góp phần tích cực vào hoạt động tuyên truyền miệng ở cơ sở. Riêng lực lượng tuyên truyền viên của các đoàn thể chính trị - xã hội có 3.084 người thường xuyên tuyên truyền các thông tin có định hướng về hoạt động của tổ chức mình đến các đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, nhiều báo cáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền như sử dụng máy chiếu, hình ảnh minh họa trong các bài thuyết trình, góp phần tăng thêm tính hấp dẫn và thuyết phục, đồng thời, thực hiện phương pháp thông tin hai chiều theo hướng tăng cường đối thoại, giao lưu để lắng nghe và trả lời trực tiếp những thắc mắc kiến nghị của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Để cung cấp thông tin cho đội ngũ báo cáo viên, hàng tháng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên tập và cung cấp các loại tài liệu như: Thông tin nội bộ (tài liệu sinh hoạt chi bộ định kỳ), thông tin báo cáo viên hàng tháng và số ra hàng tuần (các tài liệu này phát hành trực tiếp và đưa lên trang website nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy). Nội dung cập nhật kịp thời nguồn thông tin mang tính thời sự, chính thống, bảo đảm tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tập trung vào các chủ đề nổi bật trong nước và thế giới; công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước; về đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch… Đồng thời, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn và phát hành cho đội ngũ báo cáo viên của tỉnh một số tài liệu như: Tài liệu tham khảo phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp; tài liệu tuyên truyền về biển, đảo; tài liệu hỏi - đáp về Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương; những gương sáng giữa đời thường qua 5 năm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2011-2016); phối hợp với các đơn vị như: Văn phòng UBND tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Cục Thuế tỉnh,… để cung cấp tài liệu tuyên truyền cho lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền miệng. Bên cạnh đó, các báo cáo viên còn được cung cấp tài liệu chuyên đề, các đề cương tuyên truyền vào những dịp lễ lớn, các ngày kỷ niệm, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước (Đại hội Đảng các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, các tài liệu về việc triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những thành tựu trong công cuộc đổi mới…). Ngoài ra, khi có các sự kiện, vấn đề cần định hướng dư luận (như sự cố hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển miền Trung, tình hình biển Đông…) thực hiện sự chỉ đạo kịp thời của Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy đã chỉ đạo cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy gửi các tài liệu và đề cương tuyên truyền kịp thời cho các báo cáo viên trong toàn tỉnh để cung cấp thông tin giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ bản chất vấn đề và định hướng tư tưởng, không để kẻ xấu lợi dụng kích động, gây mất an ninh trật tự, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân nhân. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền miệng Trong những năm qua, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Trong nước, các thế lực thù địch và cơ hội chính trị gia tăng chống phá bằng các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, nhất là khi diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Trước tình hình đó, ngành tuyên giáo đã tham mưu cấp ủy tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục của công tác tư tưởng trong tình hình mới. Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh, các ngày lễ kỷ niệm của các cấp, các ngành; các phong trào thi đua yêu nước, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; phát hiện, tuyên truyền, biểu dương những nhân tố mới, tích cực, người tốt, việc tốt, các gương điển hình tiên tiến; đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch. Đặc biệt là tập trung tuyên truyền đậm nét việc triển khai thực hiện các nghị quyết về xây dựng Đảng; về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần tạo sự chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng và đẩy mạnh phong trào “Làm theo Bác” trong toàn xã hội. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, nhiều báo cáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền như sử dụng máy chiếu, hình ảnh minh họa trong các bài thuyết trình, góp phần tăng thêm tính hấp dẫn và thuyết phục, đồng thời, thực hiện phương pháp thông tin hai chiều theo hướng tăng cường đối thoại, giao lưu để lắng nghe và trả lời trực tiếp những thắc mắc kiến nghị của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng như triển khai trực tiếp tại các hội nghị nói chuyện thời sự, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi, Đảng bộ, các buổi tiếp xúc cử tri, thông qua các buổi họp đối thoại trực tiếp với dân,… đã được triển khai áp dụng. Qua đó, kịp thời nắm bắt và phản ánh đến cấp ủy, chính quyền các cấp giải quyết các luồng ý kiến, dư luận của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, góp phần tăng cường lòng tin của nhân dân đối các lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền. Trong những năm qua, kinh tế Bình Dương đạt mức tăng trưởng khá nhanh, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh luôn ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, an sinh xã hội luôn được quan tâm thực hiện, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên. Đạt được những thành tựu đó là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết thực hiện của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, trong đó có sự đóng góp tích cực của công tác tuyên truyền nói chung và công tác tuyên truyền miệng nói riêng.